Theo CNN, được xây dựng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, cây cầu hai tầng này được coi là bước đột phá khi nó khánh thành vào năm 1968. Với một số người, cây cầu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là cầu hiện đại đầu tiên được Trung Quốc thiết kế và xây dựng mà không có sự trợ giúp của các kiến trúc sư nước ngoài.
Hiện, cầu đang được tu sửa để chuẩn bị cho lần kỷ niệm 50 năm vào 2018. Cho tới giờ, cầu Nam Kinh Trường Giang vẫn là niềm tự hào của Nam Kinh.
Ban đầu, Trung Quốc định xây cầu với sự trợ giúp của nước đồng minh Liên Xô. Từng giúp Trung Quốc dựng một cây cầu bắc qua sông Vũ Hán, Liên Xô lại một lần nữa đề nghị trợ giúp kỹ thuật. Tuy nhiên, không lâu sau khi việc xây dựng bắt đầu vào năm 1960, quan hệ hai nước đã xấu đi. Các kỹ sư Liên Xô rút khỏi dự án trước khi quan hệ Xô Trung bị chia tách.
Tuy nhiên, cuối cùng, sau 8 năm, cây cầu đã hoàn tất. Trung Quốc coi việc dựng xong cây cầu là một kỳ tích về kỹ thuật đồng thời là thắng lợi về tuyên truyền.
Cầu Nam Kinh Trường Giang dài 1.524m, cho phép cả tàu hỏa lẫn ô tô lưu thông. Ở tầng trên cầu là đường cao tốc 4 làn với vỉa hè trong khi đường sắt của nó là một phần của tuyến Bắc Kinh-Thượng Hải.
Với người dân Nam Kinh, cây cầu là niềm tự hào và giúp thay đổi cuộc sống của họ. Trước khi cầu được dựng lên, người và hàng hóa phải qua sông bằng phà. Tuy nhiên, sau khi có cây cầu, cuộc sống của người dân dễ dàng hơn rất nhiều, nó giúp giảm thời gian vượt sông đồng thời là tuyến đường huyết mạch cho giao thông bắc nam.
Cây cầu thường xuyên xuất hiện trong các biểu ngữ tuyên truyền.
Trung Quốc phá cầu dài 600 mét thần tốc chỉ trong 1 đêm | |
Cầu Trung Quốc mới xây xong hai tiếng sau đã sập |