20 tuổi, Hà nổi tiếng xinh đẹp ở vùng. Làn da trắng, vóc dáng cao, Hà trở thành bông hoa đẹp được nhiều chàng trai săn đuổi. Gia đình từ phương xa đến nơi đây lập nghiệp, nhưng mãi chẳng khá lên, Hà đành phải bỏ giấc mơ đại học, đi bán hàng kiếm tiền phụ gia đình.
Ngày đầu tiên đi làm của Hà tại nhà hàng ăn, cô gặp Mạnh. Anh ta là cháu trai của chủ cửa hàng. Chẳng mấy chốc, Mạnh đã nhanh chóng tìm cách tiếp cận Hà và cưa cẩm. Thế nhưng, Hà chẳng ưa Mạnh. Cô ghét cách nói chuyện nhanh như chớp, đôi mắt luôn hấp háy không thật của Mạnh. Cô khó chịu với cách Mạnh khoe khoang về nhà cửa.
Có vẻ như, ghét của nào trời trao của ấy, Mạnh lại tiếp cận cha mẹ Hà. Bằng những món quà, những lời lẽ ngon ngọt khéo léo, Mạnh lấy được lòng bố mẹ cô. Nghĩ gia đình cũng chẳng khá giả, bố mẹ phải long đong, lận đận kiếm từng đồng tiền, nhiều lúc Hà nhủ lòng hay cứ lấy Mạnh để đỡ lâm vào cảnh cơm ăn đong từng bữa. Nhiều lúc thật thà, Hà hỏi Mạnh: “Anh có định ở đây lập nghiệp không?”, Mạnh trả lời chắc như đinh đóng cột: “Anh phải ở đây chứ! Anh mất công lập nghiệp, gây dựng cơ đồ ở đây sao lại về quê được.” Khi ấy, Hà bỗng trùng lòng. Cô nghĩ bụng, xét cho cùng, Mạnh chỉ nói nhiều nhưng anh lại là người biết cư xử, khéo léo và quan tâm tới mình. Ngày Hà bước lên xe hoa, cô chờ mong hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình để bù lại quãng thời gian tuổi thơ khó nhọc.
Hà không ngờ những cay đắng tủi cực đang chờ đợi cô ở phía trước. (Ảnh: lovelypanky). |
Niềm vui ấy chưa được bao lâu, khi mang bầu được 3 tháng, Mạnh đã yêu cầu Hà chuẩn bị đồ để trở về quê lập nghiệp. Bất chấp những thuyết phục và thắc mắc của cô, Mạnh bắt Hà về với lý do: “Bố mẹ anh chỉ có mình anh là con trai. Anh không thể để ông bà già một mình. Em có bầu rồi cũng nên về đó sinh đẻ để bố mẹ giúp”. Hà sợ khi nghĩ tới viễn tưởng, rời xa cha mẹ đẻ về làm dâu nơi đất khách quê người. Nhưng đã trở thành con cá mắc câu, Hà không thể không chiều theo ý Mạnh.
Vượt hàng nghìn cây số về quê Mạnh, Hà mới ngỡ ngàng nhìn thấy ngôi nhà mái ngói xưa nằm im lìm trong ngõ hẻm vắng. Nơi đây đồng không mông quạnh, đi hàng trăm mét mới gặp được một nhà. Cô lặng im giấu những giọt nước mắt vào trong. Về nhà chồng ngày Tết, Hà ôm bụng bầu rửa hàng chục mâm bát. Ngày nào cô cũng phải chứng kiến cảnh chồng say sưa. Đã thế, Mạnh chẳng đi làm, anh bận rộn với những cuộc hẹn nhậu nhẹt với bạn bè. Thi thoảng, Hà nhắc, Mạnh cũng không nề hà thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với Hà. Thương con trong bụng, Hà chẳng dám nói.
Nỗi cay đắng càng ập đến khi Hà sinh. Lúc con chào đời, cô gần như bị sốc khi không thể tin vào mắt mình. Đứa con gái cô khao khát chờ đợi sinh ra bị dị tật bộ phật sinh dục. Hà như chết lặng. Đã thế, ngày đưa con từ bệnh viện về, cô phải chịu cái ghẻ lạnh từ bố mẹ chồng. Mỗi ngày, khó chịu điều gì, mẹ chồng lại mắng nhiếc: “Cháu tôi bị dị tật là do cô. Ai bảo cô son phấn, xinh đẹp làm hại đến cháu tôi”. 1 tháng sau sinh, con đột ngột sốt cao. Hà vội vã bắt xe đưa con lên bệnh viện tuyến trên. Kết quả của bác sĩ đưa ra, con cô cả đời phải sống chung với thuốc, tháng nào cũng phải lên điều trị. Cay đắng hơn, cô mới biết được con gái mình bị gen di truyền biến dạng từ bố. Bác sĩ còn cảnh báo việc không nên sinh đứa thứ hai.
Hóa ra con cô bị dị tật là do di truyền từ bố. (Ảnh: gettyimages). |
Hà lại nuốt cay đắng vào trong. Mỗi tháng cô lại cặm cụi đưa con gái lên bệnh viện để khám và nhận thuốc. Thế nhưng, bố mẹ chồng cô chẳng hề tiếc lời nhiếc móc đổ cho rằng bệnh tật của cháu họ là do cô. Người đàn ông cô kỳ vọng nhất là Mạnh cũng không một câu bênh hay an ủi vợ. Thi thoảng, Hà nhờ Ba hôm trước, đang cho con bú, Hà giật mình khi thấy một nhóm người đến nhà. Hóa ra Mạnh đi chờ cờ bạc nợ nần bị họ đến xiết nợ. Cô sợ hãi ôm con vào lòng không dám đặt chân ra ngoài khi nhìn những người băm trợn. Đến tối hôm sau, 12 giờ đêm không thấy Mạnh về, Hà gọi điện giục Mạnh về vì con ốm sốt. 3 giờ sáng, Mạnh về nhà. Hà nhớ mãi, cô bị Mạnh đánh tới tấp vào người, vào đầu. Đã thế, anh họ Mạnh từ đâu tới cũng xông vào đánh cô với lý do, dám gọi điện thoại nhiều phá vỡ cuộc vui của họ. Còn bố mẹ Mạnh chỉ nhìn từ xa, chẳng can ngăn lại còn nói Hà là “loại đàn bà đoảng nên bỏ đi”.
Chưa sáng, Hà nước mắt lưng tròng bỏ đi. Cô không ôm được con đi. Cô đi bộ 30 km để tìm bắt xe về nhà bố mẹ đẻ. Cô chỉ biết khi đến được ngôi nhà đang ở của bố mẹ đẻ, cô mệt và thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy biết nằm trong bệnh viện, cô nhớ con nhưng cô sợ quay trở về căn nhà đó. Cô xót cho phận mình lấy nhầm phải “cục nợ” vì ham tiền, ham sung sướng mà không chịu tìm hiểu.