Về mặt thương mại, giá cả có xu hướng tăng do giá hàng hóa thế giới tăng, xuất nhập khẩu có nguy cơ giảm do chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ của Mỹ.
Ngoài ra luật thuế mới của Mỹ tác động về ngành đầu tư Việt Nam trên một số góc độ đó là do thuế thu nhập doanh nghiệp giảm mạnh xuống 21% và và áp thuế với khoản lợi nhuận phát sinh từ nước ngoài.
Các công ty Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam có thể xem xét lại các chiến lược đầu tư ở Việt Nam hoặc có thể rút lợi nhuận từ Việt Nam để chuyển hoạt động về Mỹ, thay vì tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Xu hướng giảm thuế của Mỹ có thể gây ra làn sóng giảm thuế của một số nước khác hoặc các ưu đãi khác nhằm giữ doanh nghiệp Mỹ ở lại (Ảnh minh hoạ) |
Nếu có sự chuyển hướng đầu tư tác động lớn sẽ tập trung vào dòng vốn FDI đang tận dụng lợi thế chi phí rẻ của Việt Nam hơn là dòng FDI đầu tư vào các tài sản chiến lược hoặc đầu tư với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường.
Cơ cấu đầu tư của Mỹ ở Việt Nam tập trung nhiều hơn vào nhóm thương mại hơn, vì thế có thể tác động trực tiếp sẽ là không lớn.
Ngoài ra, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình ký kết các hiệp định thương mại tự do đa phương, nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Đây có thể nói là tín hiệu tích cực cho thấy triển vọng thu hút đầu tư của Việt Nam từ các nước khác.
Theo đó, xu hướng giảm thuế của Mỹ có thể gây ra làn sóng giảm thuế của một số nước khác hoặc các ưu đãi khác nhằm giữ doanh nghiệp Mỹ ở lại, từ đó làm cho sức cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam bị giảm đi tương đối.
Bằng chứng mới nhất là Trung Quốc đã thông báo sẽ tạm thời miễn thuế cho các công ty Mỹ để ngăn các công ty này rút lợi nhuận khỏi Trung Quốc.
Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 đạt 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn thực hiện đạt 8,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ 2017.
Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (38,9%), kinh doanh bất động sản (27,4%), bán buôn bán lẻ (7,4%), dịch vụ giải trí (5,5%) và cung cấp điện, khí đốt (5,5%).
Hình thức đầu tư M&A tăng mạnh, đạt giá trị 4,1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 82,4% so với cùng kỳ 2017.
Nhà đầu tư chủ yếu đến từ Đông Á gồm Nhật Bản (31,8%), Hàn Quốc (24,9%) và Singapore (11,8%).
TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Giảm mạnh tỷ lệ thuế doanh nghiệp từ mức 35% xuống còn 21% bắt đầu từ năm 2018. Thuế tối thiểu thay thế (AMT) được bãi bỏ.
Tiếp đó là giới hạn việc khấu trừ lãi suất kinh doanh ở mức 30% thu nhập (ngoại trừ khấu hao).
Giảm gánh nặng thuế đối với các doanh nghiệp không phải trả thuế TNDN như công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cá thể, doanh nghiệp loại S, các công ty con. Như giới hạn việc khấu trừ các khoản lỗ ở mức 80% thu nhập chịu thuế hay mức giảm trừ thuế đối với hoạt động R&D được duy trì.
'Quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bất đồng ngôn ngữ'
Đó là phát biểu của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh trong buổi toạ đàm toạ đàm "Dự báo kinh tế Việt Nam 6 ... |
Những nạn nhân đầu tiên trong cuộc chiến thương mại của ông Trump
Mỹ khởi xướng nhiều cuộc đối đầu thương mại để hỗ trợ công ty trong nước, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nhất lại chính là ... |
‘Mỹ cũng có thể dùng Việt Nam để đưa thịt bò vào Trung Quốc’
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng chiến tranh thương mại có thể dẫn đến việc doanh nghiệp Trung Quốc dùng Việt ... |
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Việt Nam đối mặt với áp lực 'gian lận'
Chia sẻ tại “Diễn đàn kinh doanh 2018” với chủ đề “Tạo dựng tăng trưởng bền vững” về những tác động của cuộc chiến tranh ... |