Chính phủ chấp thuận đề nghị bỏ cấp phép ca khúc trước 1975

Chiều 11/2, Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương sửa đổi hai nghị định 79 và 15 về nghệ thuật biểu diễn.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nguyễn Ngọc Thiện, chiều 11/2, Chính phủ đã chấp thuận chủ trương sửa đổi một số điều trong hai nghị định 79/2012/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 79) quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định 15/2016/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 15) sửa đổi một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Cụ thể, Chính phủ thông qua đề nghị bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975 của Bộ VH, TT&DL trong dự thảo tờ trình xin ý kiến về việc sửa đổi hai nghị định trên. Bộ cho rằng tác phẩm là tài sản cá nhân của tác giả và phần lớn có nội dung lành mạnh. Cơ quan quản lí chỉ can thiệp, ngăn chặn "những sáng tác có nội dung phản động, chống phá nhà nước, bôi nhọ tổ chức, cá nhân".

chinh phu chap thuan de nghi bo cap phep ca khuc truoc 1975
Tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành năm ca khúc trước 1975, trong đó có Con đường xưa em đi. Quyết định này được thu hồi sau đó.

Chia sẻ thêm với báo chí về dự thảo sửa đổi, bà Tuyết Minh - chuyên viên Cục Nghệ thuật biểu diễn nói: "Nghị định mới sẽ được soạn thảo theo hướng xoá bỏ ranh giới ca khúc sáng tác trước và sau năm 1975. Tất cả các bài hát không vi phạm quy định trên sẽ được tự do hát, không cần xin cấp phép phổ biến.

Nghị định mới bỏ cơ chế xin - cho trong cấp phép bài hát. Đơn vị, cá nhân sử dụng bài hát có nội dung đi ngược lại lợi ích của đất nước nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt, buộc phải gỡ bỏ trên phương tiện truyền thông. Chúng tôi sẽ phối hợp với thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông để kiểm tra, xử phạt các đơn vị, cá nhân phát tán các bài hát vi phạm".

Đây được xem là một hướng đi mới tích cực, phù hợp mong muốn người dân của cơ quan chức năng trong việc quản lí các tác phẩm âm nhạc, giúp những ca khúc hay, chất lượng có cơ hội đến gần hơn với khán giả. Đồng thời, sự thay đổi này cũng xóa đi những bất cập trong hai Nghị định cũ, từng khiến nhiều ca khúc nổi tiếng như: Tiến quân ca, Con đường xưa em đi, Nối vòng tay lớn... và nhiều bài hát đi cùng năm tháng trước năm 1975 trên cả nước vô tình rơi vào diện "chưa được cấp phép" hay bị cấm lưu hành, gây tranh cãi dữ dội trong dư luận từ tháng 3/2017 đến nay.

chinh phu chap thuan de nghi bo cap phep ca khuc truoc 1975
Ông Nguyễn Quang Vinh - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Về phía mình, Cục trưởng Cục NTBD - Nguyễn Quang Vinh bày tỏ niềm vui mừng xen lẫn những trăn trở khi nhận được tin vui từ Chính phủ.

"Bây giờ vẫn duy trì cấp phép ca khúc trước năm 1975 thì không hợp lí. Bỏ cấp phép như đề xuất của Bộ Văn hóa sẽ giảm bớt thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho nghệ sĩ, doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần có những quy định cụ thể để quản lí sao cho phù hợp trong thời gian tới", ông Vinh chia sẻ với báo chí.

Dự kiến ngày 12/2, Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn sẽ thành lập hội đồng khoa học và mời các bên liên quan tham gia soạn dự thảo nghị định mới theo tinh thần nêu trên.

"Chúng tôi dự kiến phân quyền nhiều hơn cho các địa phương trong việc cấp phép, quản lí. Dự thảo mới sẽ được lấy ý kiến rộng rãi nhân dân và giới nghệ sĩ trước khi trình Chính phủ thông qua", ông Vinh nói.

Bên cạnh đề xuất bỏ cấp phép ca khúc trước 1975, dự thảo tờ trình cũng đề xuất cấp phép trực tiếp cho các nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn thay vì thông qua các đơn vị tổ chức sự kiện. Người Việt Nam ra nước ngoài tham dự các cuộc thi sắc đẹp với tư cách cá nhân sẽ không phải xin phép nhà chức trách. Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ cấp phép cho những người tham dự các cuộc thi sắc đẹp quốc tế với tư cách đại diện cho nhan sắc Việt Nam.

"Việc sửa đổi quy định này để đảm bảo tôn trọng quyền công dân, nhất là những người muốn thể hiện bản thân qua sắc đẹp", bà Tuyết Minh cho biết.

chinh phu chap thuan de nghi bo cap phep ca khuc truoc 1975 Tại sao các ca khúc trước 1975 phải xin phép, còn sáng tác nhảm nhí lại không?

Trong khi không ít các sáng tác trước năm 1975 quen thuộc với khán giả vướng phải rào cản vì thủ tục xin cấp phép ...

chinh phu chap thuan de nghi bo cap phep ca khuc truoc 1975 Các ca khúc quen thuộc vẫn phải được cấp phép biểu diễn?

Ca khúc được sáng tác trước năm 1975, “Đừng yêu tôi” vừa được cấp phép biểu diễn trong một đêm nhạc tại TPHCM khiến nhiều ...

chinh phu chap thuan de nghi bo cap phep ca khuc truoc 1975 Không còn cơ chế xin cho trong cấp phép phổ biến ca khúc

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thái Bình, Chánh văn phòng Bộ VH-TT-DL, liên quan đến việc cấp phép phổ biến ca khúc gây ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Một tập đoàn Đài Loan với 30 doanh nghiệp vệ tinh dự báo sắp kéo về KCN Châu Đức, vừa trả trước cho SZC gần 400 tỷ đồng
Quý III vừa qua, SZC đã nhận 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Electronic Tripod. Theo ước tính của BSC, có 30 doanh nghiệp phụ trợ theo Tập đoàn Tripod cũng có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Nhờ đó, SZC có thể sẽ cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong 2 năm tới.