Ngày 19/7, tại quận Ba Đình (Hà Nội), một em bé 8 tháng tuổi bị con chó Ngao Tây Tạng nặng khoảng 40 kg bất ngờ lao vào tấn công.
Em bé đã được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay sau đó nhưng không qua khỏi.
Điều đáng tiếc, con chó Ngao Tây Tạng gây ra vụ việc được chính bố mẹ bé nuôi nhiều năm trong nhà.
Vụ việc thương tâm này là một bài học cảnh tỉnh cho nhiều người đang nuôi thú cưng không đúng cách, đặc biệt nuôi nhiều loài chó nhưng không rọ mõm, nhốt hay tiêm phòng theo quy định.
Vụ việc trên đây, nạn nhân tử vong do chính chó của gia đình gây ra. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp chó nuôi hiện nay có thể tấn công người lạ, gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với phóng viên, luật sư (LS) Trương Quốc Hòe (Đoàn LS TP Hà Nội) cho biết trong trường hợp chó nuôi cắn chết người, chủ sở hữu có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Chó Ngao Tây Tạng được xem là một giống chó hung dữ. (Ảnh minh họa) |
Theo LS Hòe, chủ sở hữu chó gây chết người có thể bị truy tố về "Tội vô ý làm chết người" theo Điều 98, Bộ Luật Hình sự năm 1999, với mức phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù.
Trong trường hợp này, người chủ sở hữu không mong muốn có hậu quả xảy ra nhưng do cẩu thả trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Liên quan đến vấn đề này, LS Hòe cho biết chủ sở hữu còn phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác theo Điều 603 Bộ Luật Dân sự 2015.
Cụ thể, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ sở hữu của chó cắn người phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho sức khỏe của người bị cắn bao gồm các chi phí như:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, bị giảm sút và mức thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị chó cắn".
Trong trường hợp chó cắn dẫn đến chết người, vị LS cho rằng người nuôi chó đó phải bồi thường cho chi phí điều trị, chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng nếu người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần.
Do đó, LS Hòe cho rằng người nuôi động vật cần nâng cao ý thức, tuân thủ các quy định về nuôi chốt, rọ mõm, tiêm phòng để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Các quy định hiện hành cũng xử phạt hành chính rất nghiêm đối với các hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng, không tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày 15-9-2017. Theo đó, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng. Nghị định 90 cũng nêu rõ, trường hợp chủ nuôi chó không tiêm phòng bệnh dại cũng chịu mức phạt tương tự từ 600.000 - 800.000 đồng. Đối với trường hợp chó cắn, cào người khác thì chủ phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định. Đối với trường hợp người thả rông chó trong thành phố, nơi công cộng hoặc để vật nuôi gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt từ 100.000 - 1.000.000 đồng. Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì chủ chó sẽ phải bồi thường tùy theo mức độ thiệt hại. |
Chó dễ tấn công khi người chuyển động và có mùi lạ
Quen thân với con chó becgie, nhưng bất ngờ một lần bác sĩ Báu đến thăm, con chó lao thẳng tấn công ông, để lại ... |
Bé 8 tháng tuổi tử vong vì chó ngao Tây Tạng 40 kg cắn
Sau 2 tiếng cấp cứu vì bị chó ngao Tây Tạng cắn, bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội đã tử vong. |