Chưa xảy ra hiện tượng cắt lỗ, nhà đầu tư 'cá mập' chờ cơ hội 'bắt đáy'

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện chưa nhìn nhận thấy làn sóng bán cắt lỗ trên thị trường bất sản. Các nhà đầu tư mong muốn "bắt đáy" sẽ còn phải chờ đợi.

Tại talkshow "Đại dịch Covid-19 lần thứ 4 tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản TP HCM", nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đặt câu hỏi: Hiện tượng bán cắt lỗ đã bắt đầu xảy ra chưa và nếu có tiền tại thời điểm này thì có nên đầu tư mua "bắt đáy" hay không?

Câu hỏi này đã thể hiện tâm lý của một bộ phận nhà đầu tư "cá mập" đang chờ thời điểm thích hợp để "bắt đáy", săn tìm các bất động sản giá rẻ, được rao bán cắt lỗ.

Về vấn đề này, ông Trịnh Minh Hải, người sáng lập diễn đàn Review Bất động sản nhận định, hiện trạng cắt lỗ mới chỉ xảy ra ở một số sản phẩm căn hộ mà khách hàng mua bằng cách dùng đòn bẩy tài chính.

Thực tế đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 kéo dài trong thời gian qua ở TP HCM đã ảnh hưởng đến dòng tiền, dòng thu nhập của các khách hàng. Đối với khách hàng dùng đòn bẩy tài chính, hiện nay họ phải giao bán căn hộ để thu xếp, tái cơ cấu danh mục đầu tư. Tuy nhiên tỷ lệ giao dịch trong trường hợp này cũng vẫn ít.  

Phân khúc nhà phố và các phân khúc đã ổn định như đất nền có sổ thì gần như không có hiện tượng rao bán cắt lỗ ở thời điểm này. 

"Nếu dịch bệnh kéo dài hết quý III sang đầu quý IV thì sẽ có hiện tượng cắt lỗ nhưng diễn ra chậm. Mức cắt lỗ cũng chỉ từ 5 - 10% so với giá thị trường", ông Hải dự đoán.

Chưa xảy ra hiện tượng cắt lỗ, nhà đầu tư 'cá mập' chờ cơ hội 'bắt đáy' - Ảnh 1.

Rao bán nhà phố tại quận 7, TP HCM. (Ảnh: Sài Gòn Giải phóng).

Đồng ý với quan điểm trên, ông Đặng Trung Hiếu, Giám đốc Thương mại của GM Property Group cho rằng, có một tín hiệu đáng mừng là áp lực rao bán cắt lỗ chỉ xảy ra ở thị trường căn hộ, còn ở phân khúc nhà liền thổ hay đất thì hầu như không có.

Thực tế cho thấy, dù dịch bệnh đã diễn ra trong gần hai năm nay nhưng tốc độ gia tăng tài sản của các nhà đầu tư vẫn rất tốt. Do đó, việc các nhà đầu tư rao bán giá thấp hơn một chút không có nghĩa là "cắt lỗ", chỉ là "giảm lời" mà thôi. Họ chọn ra một vài sản phẩm dễ thanh khoản, giá trị vừa và nhỏ để bán bớt, bán giảm lời để giải quyết dòng tiền.

Ông Hiếu cho biết, đa số các khách hàng của ông đều là những người đã qua giai đoạn khó khăn 2007 - 2008, do đó họ có rút ra được nhiều kinh nghiệm. Các khách hàng ngày nay tính toán rất kỹ về việc sử dụng đòn bẩy tài chính, họ chỉ vay ngân hàng ở mức độ thấp và vừa phải. Họ không "ôm hàng" nếu không đủ nguồn lực nên sẽ không có chuyện rao bán cắt lỗ, bán tháo hay ngân hàng thanh lý nhan nhản thị trường. 

"Dòng tài chính của khách hàng rất chắc chắn nên thị trường cũng vững bền", ông Hiếu cho rằng đây là một tín hiệu tích cực. 

Trong khi đó, nhìn nhận về tham vọng "bắt đáy" của các nhà đầu tư, ông Nguyễn Tấn Phong, chuyên gia tư vấn pháp lý và đầu tư bất động sản cho rằng, rất khó để "bắt đáy" bất động sản. Chỉ những người thực sự am hiểu về các khu vực cụ thể mới có thể làm được điều này, với đa số còn lại thì việc "bắt đáy" gần như là không tưởng.

Theo quan sát của cá nhân ông Phong thì tại phân khúc nhà phố chưa xuất hiện tài sản nào được rao bán với mức giá "cắt lỗ" và thực sự cần "giải cứu". Nhà đầu tư có lẽ sẽ phải chờ đợi từ nửa tháng đến một tháng nữa nếu muốn săn tìm phân khúc này.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.