Chúng ta đã hát Quốc ca 'chưa được phổ biến' hơn 70 năm qua?

Liên quan đến thông tin Cục nghệ thuật biểu diễn cập nhật hơn 300 ca khúc được phổ biến rộng rãi, trong đó có “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao, dư luận đặt ra câu hỏi: phải chăng chúng ta đã hát Quốc ca “chưa được phổ biến” hơn 70 năm qua?

Phổ biến Quốc ca đã được hát hơn 70 năm

Liên quan đến việc cục nghệ thuật biểu diễn thông tin vừa chính thức cập nhật, bổ sung danh mục ca khúc được phổ biến, theo đó trong văn bản của Cục có thông báo chính thức như sau:“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung vào danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975, Cục nghệ thuật biểu diễn đã tiến hành rà soát đợt đầu và cập nhật, bổ sung vào danh mục 300 ca khúc đã phổ biến rộng rãi trong những năm qua trên Website cucnghethuatbieudien.gov.vn, nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.

Danh mục này sẽ được Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp tục bổ sung, cập nhật. Bởi vậy, việc một số bài báo phản ánh "Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép trên 300 bài hát "nhạc đỏ" là chưa đúng với bản chất của vấn đề. Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ cập nhật thêm 300 bài hát này vào danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi chứ không phải cấp phép mới đối với 300 bài hát nói trên”.

chung ta da hat quoc ca chua duoc pho bien hon 60 nam qua
Ảnh chụp màn hình từ Website cucnghethuatbieudien.gov.vn.

Theo đó, thì hơn 300 ca khúc trong danh sách bổ sung và cập nhật để nhằm “nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng”?!. Trong đó, hàng loạt ca khúc đi cùng năm tháng và có sức sống trường tồn trong lòng người yêu nhạc như:, Chào em cô gái Lam Hồng, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Bộ đội về làng. Bên cạnh đó, ca khúc Tiến quân ca bất ngờ được cập nhật phổ biến rộng rãi trong danh mục này.

Trước đó, lịch sử của Quốc ca cũng khá li kì. Ra đời năm 1944 do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, sau đó được lựa chọn làm Quốc ca của Việt Nam và được cả nước sử dụng từ đó cho đến nay. Bất ngờ, trong danh mục ca khúc được phổ biến trên website của Bộ VHTTDL thì đến năm 2009 Quốc ca mới được cấp phép. Dư luận không khỏi ngơ ngác khi biết cả nước đã hát Quốc ca chưa được cấp phép đến hơn 70 năm qua?!

chung ta da hat quoc ca chua duoc pho bien hon 60 nam qua
Quốc ca được cấp phép theo QĐ số 42/QĐ -NTBD (07/10/2009). Ảnh chụp màn hình từ Website cucnghethuatbieudien.gov.vn.

Chưa hết, sau khi Quốc ca được cấp phép theo QĐ số 42/QĐ -NTBD (07/10/2009) thì mãi đến ngày 21/5/2017 thì Tiến quân ca mới được cập nhật trong danh sách bổ sung hơn 300 ca khúc được phổ biến?!

Nhập nhèm giữa cập nhật và cấp phép ca khúc

Xét theo Điều 29 của Nghị định 79 quy định: “Muốn hát, biểu diễn những sáng tác trước 1975 phải có sự cho phép của Cục NTBD” và phải nộp hồ sơ để xin. Vậy, nếu tác giả của các khúc không còn nữa thì ca khúc đó sẽ không được cấp phép phổ biến? Hay ca sĩ, đơn vị nghệ thuật nào muốn hát thì phải xin phép mới được hát? Trong Nghị định 79 còn rất nhiều điểm cứng nhắc và không phù hợp với các hoạt động sáng tác hay biểu diễn nghệ thuật của nghệ sĩ và chính đối tượng thụ hưởng là khán giả nói chung.

Cũng liên quan đến việc cấp phép thì Cục biểu diễn nghệ thuật có tạm dừng lưu hành một số ca khúc như “Con đường xưa em đi” hay xin cấp phép cho các khúc “Nối vòng tay lớn” đã bộc lộ sự phản ứng gay gắt từ phía gia đình tác giả, hội nhạc sĩ và khán giả yêu nhạc Việt. Cục không đưa ra được lí do thấu tình, đạt lý về việc tại sao cấm ca khúc “Con đường xưa em đi” hay tại sao phải cấp phép cho các khúc “Nối vòng tay lớn” trong khi ca khúc này đã được đưa vào chương trình dạy âm nhạc lớp 9 của hệ trung học cơ sở.

chung ta da hat quoc ca chua duoc pho bien hon 60 nam qua
Chúng ta đã hát Quốc ca 'chưa được phổ biến' hơn 60 năm qua? (Ảnh: Zing)

Việc nhập nhèm giữa “cấp phép” và “cập nhật” hàng loạt ca khúc đã được công chúng thuộc nằm lòng và hát qua vài thế hệ đã cho thấy sự “tiền hậu bất nhất” của Cục nghệ thuật biểu diễn với chính những văn bản mà Cục đưa ra để rồi lại phải đính chính, giải thích.

Theo đó, nếu hiểu nôm na từ thông tin này thì danh sách cập nhật hơn 300 ca khúc được phép phổ biến nghĩa là ca khúc đó đã được cấp phép, còn những ca khúc chưa được cập nhật trên danh mục của Cục NTBD thì vẫn phải làm đúng thủ tục theo Điều 29 của Nghị định 79: : “Muốn hát, biểu diễn những sáng tác trước 1975 phải có sự cho phép của Cục NTBD”?

chung ta da hat quoc ca chua duoc pho bien hon 60 nam qua Phó Thủ tướng chỉ đạo không cần cấp phép phổ biến bài hát đã quen thuộc

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chấn chỉnh việc cấp phép phổ ...

chung ta da hat quoc ca chua duoc pho bien hon 60 nam qua Cục NTBD đính chính về chuyện cấp phép cho 300 ca khúc cách mạng trước 1975

Cục NTBD đã có thông tin gửi một số cơ quan báo chí để khẳng định lại việc cấp phép cho hơn 300 ca khúc ...

chung ta da hat quoc ca chua duoc pho bien hon 60 nam qua Nghệ sĩ nói gì khi ca khúc 'Còn thương rau đắng mọc sau hè' sau 43 năm mới được cấp phép?

Ngỡ ngàng là cảm giác chung của người trong giới và công chúng khi nghe thông tin ca khúc "Còn thương rau đắng mọc sau ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.