Chương trình giáo dục phổ thông mới: 'Sẽ kiên quyết giảm áp lực sổ sách cho giáo viên'

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trong thời gian tới sẽ kiên quyết chỉ đạo các địa phương giảm áp lực sổ sách cho giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kiên quyết giảm áp lực sổ sách cho giáo viên

Tại hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới diễn ra chiều 9/1, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, sự thành bại của chương trình lần này là ở đội ngũ các thầy cô giáo và cơ sở vật chất.

chuong trinh giao duc pho thong moi se kien quyet giam ap luc so sach cho giao vien
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ yêu cầu các địa phương kiên quyết giảm áp lực sổ sách cho giáo viên. Ảnh: Đình Tuệ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Hiện tại, chúng ta có gần 1,2 triệu giáo viên đứng lớp. Đây là một lực lượng vô cùng lớn. Tuy nhiên gần đây có một số thầy cô (dù không phải phổ biến) nhưng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên khác và ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành.

Nếu chỉ yêu cầu một phía là phải đáp ứng yêu cầu đổi mới mà không thực sự quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho giáo viên thì chương trình không thể đi vào thực tế được”.

Ông Bộ GD&ĐT mong muốn các lãnh đạo địa phương, giám đốc sở, các Trưởng Phòng Giáo dục, nhất là các hiệu trưởng cần sát sao hơn đến vấn đề này, vì tạo môi trường để các giáo viên đổi mới cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, các địa phương cần chỉ đạo các Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và đặc biệt hiệu trưởng các trường phổ thông phải chú ý đến việc giảm những vấn đề hành chính, sổ sách cho giáo viên.

"Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ kiên quyết chỉ đạo đến các địa phương và cũng có những chế tài kiểm tra, thanh tra, để làm sao các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nâng cao kỹ năng quản trị nhà trường, công nghệ thông tin.

Chúng ta cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin để các thầy cô 'nhẹ gánh' đi và không phải mất nhiều thời gian, áp lực hay ức chế chỉ vì những việc liên quan đến giấy tờ, sổ sách”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Ngoài ra, những cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tư lệnh ngành giáo dục cũng cho hay đã chỉ đạo các vụ, cục nghiên cứu từng bước cắt giảm những thủ tục không cần thiết. Tránh gây thêm áp lực, lãng phí đối với các thầy cô giáo để tập trung vào công tác chuyên môn.

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên vùng khó khăn ra sao?

chuong trinh giao duc pho thong moi se kien quyet giam ap luc so sach cho giao vien
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến chiều 9/1. Ảnh: Đình Tuệ.

Tại hội nghị trực tuyến, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên băn khoăn: "Dù rất tâm đắc với dạy tích hợp nhưng đội ngũ giáo viên lại đang đào tạo theo từng môn một. Giáo viên cần trang bị lượng kiến thức cần thiết.

Nhiều giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở vùng khó khăn không có điện, không có internet thì bồi dưỡng kiểu gì? Giáo viên cũng bị quá tải bởi nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác. Giáo viên có thể hi sinh thời gian hè để bồi dưỡng có được hỗ trợ không?

Về cơ sở vật chất, rất nhiều trường nhà tạm, chưa đủ phòng học cho học sinh, nên có kinh phí để hỗ trợ các tỉnh kiên cố hóa lớp học, hệ thống cơ sở vật chất khác phục vụ dạy học. Phải có kế hoạch để thực hiện, cần lập danh mục cái nào cần mua mới, cái nào dùng lại được ở mỗi lớp học. Phân bổ đầu tư công 20% cho giáo dục giai đoạn 2021 - 2025.

Về biên chế, đề nghị đối với giáo dục và y tế phải đáp ứng yêu cầu người học và khám chữa bệnh cho người dân. Miền núi thì chủ yếu là trường công lập, rất ít trường ngoài công lập nên nếu giảm biên cũng cần tính toán sao cho đáp ứng nhu cầu của con em dân tộc...".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, các thầy cô dạy tích hợp cũng phải được bồi dưỡng một cách nhịp nhàng và Bộ sẽ có hướng dẫn chi tiết. Đối với giáo viên các tỉnh vùng sâu, vùng xa thì Bộ cũng đã làm việc với Bộ Thông tin & Truyền thông làm sao tạo điều kiện để bồi dưỡng giáo viên trên môi trường mạng internet còn khó khăn. Bộ cũng sẽ ban hành chỉ thị giảm quy định sổ sách cho các thầy cô.

Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nêu 3 đề nghị:

Thứ nhất, mong Bộ sớm ban hành nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới. Đồng thời công bố bộ SGK sớm để cho giáo viên tự nghiên cứu, nhà trường tự bồi dưỡng cho giáo viên và điều này làm càng sớm càng tốt.

Thứ hai, có quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về các phòng học bộ môn, đầu tư công cũng cần phải có sự rà soát để phân bổ ngân sách hợp lí.

Thứ ba, về cơ sở vật chất, Hà Nội vẫn còn thực trạng sĩ số học sinh/lớp quá đông. Do đó rất cần những giải pháp cho các địa phương đông học sinh như Hà Nội, trường nào có đông học sinh thì cần chuẩn bị ra sao?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ sớm ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ có thể bồi dưỡng online cho giáo viên

chuong trinh giao duc pho thong moi se kien quyet giam ap luc so sach cho giao vien
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đình Tuệ.

Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay, khi triển khai thực hiện chương trình GDPT mới, một số môn học tích hợp hay môn tự chọn, đội ngũ giáo viên sẽ có sự dao động không đáng kể. Chương trình mới không bỏ đi môn học nào mà chỉ có sự cơ cấu, sắp xếp lại.

Các thầy cô không nên quá lo lắng, sẽ không có giáo viên nào thiếu việc làm, các thầy cô sẽ được bồi dưỡng để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới. Việc bồi dưỡng sẽ được Bộ GD&ĐT tiến hành online, đảm bảo các thầy cô có thể học tập nâng cao trình độ mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, Bộ sẽ ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí trường phổ thông thống nhất trong cả nước, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình hiện hành, bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học tích hợp trong chương trình GDPT mới…

chuong trinh giao duc pho thong moi se kien quyet giam ap luc so sach cho giao vien Học sinh sẽ được học tích hợp như thế nào trong chương trình GDPT mới?

Bộ GD&ĐT vừa công bố chương trình GDPT tổng thể mới, trong đó quy định cụ thể về các môn học tích hợp khiến nhiều ...

chuong trinh giao duc pho thong moi se kien quyet giam ap luc so sach cho giao vien Học sinh THPT được giảm hơn 300 giờ học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT công bố chiều 27/12, học sinh cấp THPT sẽ được giảm tải hơn 300 ...

chuong trinh giao duc pho thong moi se kien quyet giam ap luc so sach cho giao vien Sẽ dùng tư liệu ngoài SGK để đánh giá, thi cử trong chương trình GDPT mới

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc thi cử trong chương trình GDPT mới, giáo viên sẽ có quyền được sử dụng tư liệu ngoài SGK ...

chuong trinh giao duc pho thong moi se kien quyet giam ap luc so sach cho giao vien Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'

Theo các chuyên gia giáo dục, dù Quốc hội đã đồng ý việc lùi thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) ...

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.