Chuyện 'đắng ngắt' ở làng 'siêu đẻ' giữa đại ngàn Tây Nguyên

Mỗi hộ gia đình ở làng Ea Luh hầu như đều có trên 10 người con, nhà nào ít thì cũng có từ 6-7 người, còn gia đình nào chỉ đẻ 1 - 2 con thì được xem là “chuyện lạ”.

Bố mẹ quên tên con

chuyen dang ngat o lang sieu de giua dai ngan tay nguyen
Mỗi gia đình ở xã Ea Luh đều có từ 6-7 người con, nhà nào nhiều có khi lên đến 14 người. Ảnh: Trang Anh.

Vào một buổi chiều cuối tháng 6, chúng tôi có dịp ghé thăm làng Ea Luh, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Gia Lai. Ngôi làng này được người dân ưu ái mệnh danh là “ngôi làng đông con nhất đại ngàn Tây Nguyên”.

Bước chân đến cổng làng, chúng tôi có thể dễ dàng cảm nhận được sự ồn ào, náo nhiệt tại đây. Từng lớp người tấp nập vác cuốc, cày lên làm nương rẫy, còn những đứa trẻ với đôi chân trần, dáng người gầy guộc và gương mặt lem luốc vô tư nô đùa với nhau dưới cái nắng chói chang.

Càng về chiều, tốp trẻ nhỏ lại mỗi lúc một đông khiến cho không khí nơi đây nhộn nhịp không khác gì một đàn kiến vỡ tổ.

Theo người dân trong làng, từ khi đôi mươi gái trai trong làng đã lập gia đình, họ đẻ từ đó đến khi ngoài 50 tuổi.

Chính vì vậy, mỗi gia đình đều có khoảng 10 người con, nhà nào ít thì từ 5-6 người. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây “đông con hơn đông của” nên các gia đình “thi” nhau đẻ để hưởng lộc trời ban.

Là một trong những gia đình đông con nhất làng, chị A Viên mặc dù mới 41 tuổi nhưng đã có đến 12 người con.

“Trong làng ai cũng đẻ nhiều như gia đình nhà tôi, chúng tôi đẻ để lấy lực lượng lao động nên nhà nào càng đông con càng tốt. Do nhà đông con quá nên nhiều khi tôi còn không nhớ nổi tên của con”, chị A Viên ngại ngùng nói.

Túng quẫn vì đông con

Mặc dù đông con, nhưng ít đất sản xuất, cuộc sống của gia đình chị A Viên gặp nhiều khó khăn. Những người con của chị không được đi học đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, con lớn trong gia đình phải đi làm thuê, làm mướn để phụ giúp vợ chồng chị lo miếng cơm manh áo.

Chị A Viên còn tâm sự, hầu như gia đình đều bị thiếu miếng ăn, hiếm hoi lắm cả nhà mới có được bữa cơm no bụng...

Tương tự hoàn cảnh của gia đình chị A Viên, chị A Mơn với 11 đứa con cũng chật vật mới lo đủ miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Vừa loay hoay trong bếp lo bữa cơm chiều, chị A Mơn vừa phải địu con trên lưng và ru ngủ.

Nhìn gương mặt non nớt, ngây thơ của cháu bé đang say sưa ngủ trên lưng mẹ, chúng tôi không khỏi xót xa khi nghe chị A Mơn dốc bầu tâm sự về hoàn cảnh của gia đình mình:

“Do con còn nhỏ, không có người chăm sóc nên lúc lên nương tôi cũng phải địu con theo. Chắc do nắng quá nên con bị sốt. Cũng vì nghèo khổ, không có tiền đưa con đi lấy thuốc nên tôi đành phải nựng cho con ngủ qua cơn sốt này”.

chuyen dang ngat o lang sieu de giua dai ngan tay nguyen
Ở làng Ea Luh, cặp vợ chồng nào chỉ sinh 1 - 2 con thì được xem là “chuyện lạ” của cả làng. Ảnh: Trang Anh.

Được biết, do gia đình đông con, cuộc sống thiếu thốn trăm bề, bên cạnh đó gia đình lại không có nương rẫy nên vợ chồng anh chị phải làm thuê cho công ty chè. Nhưng đồng lương chẳng được là bao, nhiều khi anh chị đành "bấm bụng" nhìn con khóc ngất đi vì đói.

“Nhà đông con, miếng ăn còn lo không nổi thì làm sao vợ chồng tôi lo được cho con cái học hành. Đứa lớn nhà tôi cũng phải nghỉ học từ sớm để phụ bố mẹ lên nương rẫy làm.

Nhà tôi càng lúc càng nghèo, càng đói, mà con cứ lớn dần nên hai vợ chồng đang không biết lấy gì mà nuôi mấy đứa, đông con nó khổ thế đấy! ”, chị A Mơn chia sẻ.

Theo người dân trong thôn, những gia đình nào đông con cũng chỉ là chuyện bình thường, còn như gia đình chị A.T. có hai người con mới là “chuyện lạ” trong thôn.

Trò chuyện với chúng tôi, chị T. cho hay, người con lớn của chị năm nay vào lớp 1, còn con nhỏ chỉ mới lên 3 tuổi.

“Có hai người con nên gia đình tôi được xem là 'chuyện lạ' ở thôn này, bởi mỗi gia đình khác đều có 7 - 8 người con, có nhà lên đến 14 người. Đẻ ít như vợ chồng tôi mà lo miếng ăn cho con còn khó, nói gì những gia đình đông con”, chị T. tâm sự.

Anh Sa, Trưởng thôn Ea Luh (SN 1986) cho biết, cả làng chỉ có 112 hộ dân nhưng lại có đến gần 700 khẩu. Người dân trong thôn đều có cuộc sống khó khăn, nghèo đói đeo bám dai dẳng.

Cuộc sống của người dân nơi đây chỉ quanh quẩn bên vài nương ngô, rẫy mì nên việc đông con khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng túng quẫn. Con cái lớn lên không được đến trường học hành, khi bệnh tật ốm đau gia đình lại không có tiền lo thuốc men.

“Trong thôn có 30 hộ cận nghèo, 45 hộ nghèo và 32 hộ nghèo thuộc diện đặc biệt của thôn. Trung bình mỗi gia đình đều có đến 6 - 7 người con, nên cái nghèo, cái đói mãi đeo bám.

Mặc dù trong mỗi cuộc họp, người dân đền được tuyên truyền sinh nở có kế hoạch, nhưng được vài ngày thì đâu lại vào đấy, các chị em cứ nối đuôi nhau mang bầu”, anh Sa chia sẻ.

Chị H’Jiar, cán bộ tuyên truyền dân số xã Ea Luh cho hay, chính quyền địa phương đã nhiều lần hướng dẫn đến các cặp gia đình những biện pháp tránh thai hiệu quả, nhưng do là người đồng bào nên người dân xấu hổ không thực hiện.

“Mỗi lần phát bao cao su, người dân chỉ mang về nhà rồi vứt đi, chứ không sử dụng. Chính vì thế, tình hình dân số trong xã không có chiều hướng thuyên giảm mà ngày càng gia tăng”.

* Tên bà A.T trong bài đã được giấu theo đề nghị của nhân vật.

chuyen dang ngat o lang sieu de giua dai ngan tay nguyen Chuyện 'cười ra nước mắt' ở nơi nhiều thiếu nữ lấy chồng từ 'thủa 15'

Nhiều thiếu nữ dù chỉ mới 15, 16 tuổi những đã "con bồng, con bế" khiến "cái nghèo" luôn bủa vây cuộc sống của họ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.