Phụ huynh nên giúp con sắp xếp thời gian biểu hợp lý và tạo thói quen ngủ đủ và thức dậy đúng giờ trước thềm năm học mới. Điều này không chỉ giúp con bạn dễ dàng thích nghi với guồng học tập sau kì nghỉ hè mà còn giúp những ngày đi học đầu tiên của năm mới bớt mệt mỏi, căng thẳng hơn rất nhiều. Giấc ngủ lý tưởng đối với trẻ em, đặc biệt là các bé mẫu giáo và tiểu học là từ 9 – 10 tiếng mỗi ngày. Duy trì được thói quen sinh hoạt hợp lý không chỉ giúp các bé có thêm năng lượng và sự hào hứng trong học tập mà còn tăng cướng sức khỏe cho con.
2. Tạo hứng thú học tập
Nếu con bạn cảm thấy lo lắng về năm học mới thì hãy giữ tinh thần lạc quan và truyền năng lượng tích cực sang cho các bé. Bạn hãy giúp con nhớ lại những kỉ niệm vui vẻ với trường lớp, bạn bè, những sự kiện thú vị ở trường, những chuyến tham quan, các dự án sáng tạo và quan trọng nhất là giúp con nhận ra chúng đã học được những gì từ những năm học trước đó để con tin tưởng rằng năm học mới sẽ mang lại cho chúng nhiều kiến thức và niềm vui hơn nữa.
(Ảnh: proud2bme) |
Cùng con đến trường cũng là một phương án hiệu quả để giúp các bé cảm thấy “yên tâm” và bình tĩnh hơn khi bước vào năm học, đặc biệt là các bé mới bỡ ngỡ bước vào lớp 1. Bạn nên dành thời gian cho con làm quen với môi trường mới, không chỉ lớp học mà còn cả căng tin, thư viện, nhà thể chất, phòng vệ sinh, vườn trường và các khu vực khác trong trường. Con trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu chúng quen với không gian mới và biết những thứ mình cần ở đâu.
Thay vì tự chọn mọi thứ cho con thì bạn nên cùng con mua sắm đồng phục, đồ dùng học tập hoặc bất kì những gì con cần cho năm học mới ví dụ như ba lô, hộp cơm trưa, gối ngủ trưa, bình nước và những đồ dùng cần thiết khác. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy hào hứng, có trách nhiệm và có động lực với việc học tập hơn nhiều.
Bạn nên dành thời gian trò chuyện hoặc “cài” những câu chuyện về trường lớp, thầy cô, bạn bè và tầm quan trọng của việc học tập vào những câu chuyện thường ngày hay nói với con. Hãy lắng nghe ý kiến của con và thể hiện cho con thấy bạn trân trọng nỗ lực học tập của bé như thế nào. Bạn nên tránh dùng những câu hỏi quá chung chung mà nên đi vào chi tiết. Điều đó sẽ khiến con cảm thấy bạn thực sự muốn lắng nghe và chia sẻ, đồng thời cũng giúp bạn biết được cụ thể tình trạng của con để có những biện pháp hỗ trợ hoặc động viên con kịp thời.
(Ảnh: wiser) |
Cùng con làm bài tập về nhà hay các dự án sáng tạo của học sinh cũng là một cách cha mẹ có thể áp dụng để biết được con đang học gì ở trường và cho con thấy bạn quan tâm đến việc học tập của trẻ như thế nào. Đặc biệt bố mẹ có thể thể hiện sự trân trọng nỗ lực của con bằng cách treo giấy khen, tranh vẽ hay trưng bày các sản phẩm thủ công của con trong nhà để bé thêm phấn khởi và hăng say học tập.
Cùng con tham gia các sự kiện âm nhạc, thể thao và các hoạt động ngoại khóa khác do nhà trường tổ chức là cách tốt nhất để thể hiện sự ủng hộ và nhiệt tình của bạn với những trải nghiệm của con trong học tập. Đây cũng là cách giúp các bố mẹ có thể kết nối được với nhà trường, các phụ huynh cũng như các học sinh khác trong cùng môi trường với con mình. Bên cạnh đó phụ huynh cũng sẽ tìm hiểu thêm được về ngôi trường mà con mình đang theo học, có cơ hội trao đổi với các bậc cha mẹ khác về những kinh nghiệm nuôi dạy con trong những sự kiện như thế này.
Thay đổi thói quen là cả một quá trình không dễ dàng với cả trẻ con và người lớn. Vì thế các bố các mẹ cần phải quan tâm đến con nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm bắt đầu một năm học mới để kịp thời hỗ trợ bé khi cần. Nếu như thói quen ăn uống hoặc nếp ngủ của con bị đảo lộn thì điều đó chứng tỏ đứa trẻ đang gặp một số vấn đề trong việc thích nghi với trường lớp mới hoặc với tiến độ học của năm học mới.
Dành thời gian đọc sách cùng con không chỉ tạo nên những khoảng thời gian tuyệt vời cho gia đình bạn mà còn tạo thành một thói quen rất tốt cho cả trẻ em lẫn cha mẹ của chúng. Thêm vào đó, khuyến khích con đọc sách nhiều hơn cũng giúp bé cải thiện kĩ năng đọc hiểu, điều này sẽ có hiệu quả tích cực đối với việc học ở trường.
(Ảnh: scholastic) |
Việc giáo dục một đứa trẻ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường hay gia đình mà đó là nhiệm vụ chung đòi hỏi sự phối kết hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa cả gia đình, nhà trường và xã hội. Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con, nhờ thế giáo viên cũng có thể kịp thời thông báo cho phụ huynh biết nếu con có bất kì có khăn nào trong cảm xúc, trong việc hòa đồng với bạn bè hay trong học tập.
Đồng thời bố mẹ cũng nên chủ động trao đổi những điều tương tự để giáo viên có thể nắm được tình hình “đặc thù” của từng đứa trẻ, từ đó có phương án giảng dạy phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt là những vấn đề như ốm đau, cha mẹ li hôn, một người thân trong gia đình qua đời, chuyển nhà hoặc bố mẹ thuyên chuyển công việc,… đều là những vấn đề ngoại cảnh có ảnh hưởng khá lớn đến suy nghĩ và cảm xúc của một đứa trẻ. Vì thế sự trao đổi kịp thời giữa gia đình và nhà trường là điều cực kì cần thiết.
XEM THÊM
7 lời khuyên dành cho phụ huynh có con sắp vào tiểu học
Khi con khóc lóc đòi bố mẹ ở lại cùng trong ngày đầu đến trường, bạn nên dứt khoát tạm biệt. |
Đừng để trẻ mới vào lớp 1 đã sợ học !
Vừa bước chân vào nhà người bạn có con gái chuẩn bị vào lớp 1, tôi đã nghe inh ỏi tiếng rầy la “Ngồi thẳng ... |
'Cô gái vàng' của làng cầu mây Lưu Thị Thanh chia sẻ cách dạy con theo phong cách thể thao!
Chia tay sân chơi chuyên nghiệp đã lâu, “cô gái vàng” của làng cầu mây Việt Nam Lưu Thị Thanh nói vui hiện giờ mình ... |
Mẹ của 'cô bé triệu view' Bảo An kể chuyện con vào lớp 1: 'Có những sự cố nghĩ lại vẫn hãi hùng!'
Mẹ của ca sĩ nhí Bảo An đã có những chia sẻ về quãng thời gian khi con vào lớp 1, đồng thời chị cũng ... |
Vừa là mẹ, vừa là giáo viên, tôi kì vọng chọn trường cho con như thế nào?
Vừa là mẹ, vừa là giáo viên, tôi có những kỳ vọng nhất định với hệ thống trường học, cụ thể là trường tiểu học ở ... |