Chuyên gia Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tư vấn cách phòng, trị sốt xuất huyết

Trước tình hình bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, các chuyên gia Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có buổi tư vấn cách phòng và điều trị bệnh, giải đáp những băn khoăn thắc mắc cho độc giả, vào sáng ngày 18/8.
chuyen gia cuc y te du phong bo y te benh vien nhiet doi trung uong tu van cach phong tri sot xuat huyet Những loại quả giúp tăng tiểu cầu cho người bệnh sốt xuất huyết
chuyen gia cuc y te du phong bo y te benh vien nhiet doi trung uong tu van cach phong tri sot xuat huyet Bộ Y tế chỉ các dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết phải đến viện ngay lập tức
chuyen gia cuc y te du phong bo y te benh vien nhiet doi trung uong tu van cach phong tri sot xuat huyet Những nơi ưa đẻ trứng của muỗi truyền sốt xuất huyết ngay trong nhà bạn

Hai chuyên gia y tế là: Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa - Phó phòng kiểm soát dịch bệnh Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) và Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã có những tư vấn và giải đáp chi tiết những thắc mắc của độc giả về dịch bệnh sốt xuất huyết.

chuyen gia cuc y te du phong bo y te benh vien nhiet doi trung uong tu van cach phong tri sot xuat huyet
Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa - Phó phòng kiểm soát dịch bệnh Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. (Ảnh: VnExpress)

Tình hình dịch bệnh

Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa chia sẻ:Từ đầu năm đến nay, dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội diễn biến phức tạp, đến thời điểm hiện tại đã có hơn 17.000 ca mắc. Bệnh ghi nhận nhiều ở nhóm lao động ngoại tỉnh, học sinh-sinh viên, người ở tại khu vực nhà trọ, khu vực có tốc độ xây dựng cao. Tại đây, môi trường ít được quan tâm xử lý đúng mức, muỗi truyền bệnh phát triển mạnh. Dịch bệnh đã ghi nhận ở tất cả các quận, huyện của thành phố; đặc biệt ở một số quận nội thành như: Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hà Đông và một số huyện ngoại thành như: Thanh Trì...


Dấu hiệu nhận biết bệnh

Giải đáp băn khoăn của độc giả Nguyễn Thị ánh Tuyết (27 tuổi) về cảm giác ớn lạnh giống sốt rét, phải đắp thêm nhiều lớp chăn, cảm giác mệt mỏi đau lưng, đau đầu, buồn nôn nhưng chưa có dấu hiệu sốt cao, thì có phải bị sốt xuất huyết không? Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Trong những ngày đầu tiên, bệnh nhân sốt xuất huyết thường chỉ biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau mỏi người. Những triệu chứng này tương tự nhiều bệnh sốt do virus khác. Để xác định được có bị sốt xuất huyết hay không, nên đến cơ sở y tế thăm khám và làm xét nghiệm.

Trong những ngày đầu sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sốt cao. Với những trẻ có tiền căn co giật, nên đi khám để được chỉ định thuốc phòng, chống co giật phù hợp. Khi trẻ sốt, nên nằm phòng thoáng mát, mặc quần áo mỏng, có thể chườm mát bằng nước ấm khoảng 35 độ, uống hạ sốt theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Theo bác sĩ Cấp, nhọ nồi và lá tre cũng có tác dụng hạ sốt, tuy nhiên, tác dụng không quá cao. Bệnh sốt xuất huyết diễn biến tự nhiên theo quy luật của nó, thường tự khỏi sau bảy ngày. Dùng cỏ nhọ nồi và nước sắc lá tre chỉ giúp hạ sốt trong giai đoạn sốt cao, chứ không giúp bệnh khỏi nhanh hơn.

chuyen gia cuc y te du phong bo y te benh vien nhiet doi trung uong tu van cach phong tri sot xuat huyet
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: VnExpress)

Diễn biến qua 3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết:

- Trong 2-3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao. đau đầu, đau mỏi người, giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm.

- Từ cuối ngày thứ ba đến ngày thứ bảy: Bệnh nhân lui sốt nhưng có thẻ xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.

- Từ ngày thứ bảy trở đi: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.

Thông thường, 80-90% bệnh nhân sốt xuất huyết có diễn biến tự nhiên, không có biến chứng. 10-20% có thể xuất hiện biến chứng nặng như tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch, cô đặc máu, có thể dẫn đến sốc.

Biến chứng khác thường gặp là hạ tiểu cầu máu, làm khó cầm máu. Nếu hạ nhiều sẽ dẫn đến chảy máu tự nhiên dưới da, chảy máu cam, chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng nguy hiểm (dạ dày, não...).

Đối tượng nào dễ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa cho hay: Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp, khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp virus đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng các tuýp virus khác. Vì vậy, về lý thuyết một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tới 4 lần.


Phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi?

Độc giả Nguyễn Thị Mai Hòa, 31 tuổi, (Đống Đa) bày tỏ lo lắng vì gần nhà có nhiều người đã mắc sốt xuất huyết, nếu không may bị bệnh thì liệu có ảnh hưởng đến thai nhai. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp giải đáp: Người mang thai khi bị sốt xuất huyết trong giai đoạn ba ngày đầu sốt cao, có thể làm tăng nhịp tim thai, gây ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn sau, nếu có các biến chứng như thoát dịch nhiều gây tụt huyết áp, sẽ làm ảnh hưởng đến dòng máu nuôi thai qua bánh rau. Một số trường hợp hạ tiểu cầu nặng có thể gây xuất huyết trong bánh rau, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai.

Do đó, với những phụ nữ đang mang bầu, nếu không may nhiễm virus sốt xuất huyết thì nên nhập viện ngay để theo dõi, xử lý kịp thời, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nặng có thể xảy ra.


Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Việc chỉ định truyền dịch, truyền nước trong sốt xuất huyết phải căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của người bệnh.

- Trong giai đoạn sốt cao (2-3 ngày đầu của bệnh), tốt nhất nên bổ sung nước bằng cách uống oresol hoặc nước hoa quả.

- Trong giai đoạn biến chứng nguy hiểm (4-6 ngày tiếp theo), nếu bệnh nhân có tình trạng thoát dịch nhiều, thầy thuốc sẽ chỉ định truyền dịch với liều lượng và chủng loại phù hợp theo phác đồ.

- Sang giai đoạn hồi phục (từ ngày thứ bảy trở đi), có thể bệnh nhân tái hấp thu lượng dịch đã thoát trong giai đoạn trước, cần tránh tuyệt đối truyền dịch.

Như vậy, việc truyền dịch trong sốt xuất huyết cần được bác sĩ xem xét và chỉ định. Tránh tự ý truyền dịch bừa bãi dẫn đến nguy hiểm.

Những bệnh nhân sốt xuất huyết mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà theo đơn của bác sĩ. Trường hợp có dấu hiệu cảnh báo, nặng hoặc nguy kịch mới cần nhập viện. Người bệnh nhẹ không nên đổ đồn lên tuyến trên, gây tình trạng quá tải không cần thiết, làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.


Chủ động phòng tránh bệnh

Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm có sọc trắng trên cơ thể, chúng ta hay gọi là muỗi vằn. Muỗi Aedes thường sống trong xung quanh nhà, trú đậu tại chất liệu vải như rèm cửa, quần áo, gầm bàn. Muỗi thường đẻ ở dụng cụ chứa nước sạch, đặc biệt là nước mưa, nước máy. Chúng thường đốt vào lúc trời nhập nhoạng như sáng sớm, chiều tối.

Cần thường xuyên loại bỏ các nơi muỗi đẻ trứng, phát triển; hàng tuần phải diệt loăng quăng, bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước. Đối với các dụng cụ chứa nước lớn, bạn có thể thả cá hoặc đậy kín. Bể nước công trình xây dựng có thể thả hóa chất diệt ấu trùng hoặc dầu. Đối với những dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ cần cọ rửa hàng tuần bằng bàn chải, đặc biệt tại chỗ mép nước.

Ngoài ra nên kiểm tra tại bình hoa, khay nước thải của điều hòa, tủ lạnh, bể nước nhà vệ sinh, bát nước kê chân chạn chống kiến. Đối với các vật dụng này, bạn cần thay nước hàng tuần hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng. Đồng thời, lật úp những dụng cụ không dùng đến; kiểm tra vật dụng có thể chứa nước xung quanh nhà để lât úp hoặc tiêu hủy như: mảnh chum, vại; chai, lọ; lốp xe; vỏ dừa; máng hoặc dụng cụ chăn nuôi gia súc, gia cầm; hốc cây, bẹ lá...

Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa cho biết thêm: Hiện nay trên thế giới đang nghiên cứu rất nhiều các loại văcxin phòng bệnh sốt xuất huyết. Có loại đã được một số quốc gia cấp phép lưu hành. Văcxin này cũng đang được đánh giá hiệu quả và mức độ an toàn trước khi cấp phép tại Việt Nam.

Trong tuần vừa qua, để "hạ hỏa" dịch bệnh tại Hà Nội, Bộ Y tế đã chỉ đạo phun hóa chất diện rộng và tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy trên toàn thành phố; huy động các máy phun lớn của các tỉnh khu vực phía Bắc về hỗ trợ cho Hà Nội.

Cục Y tế Dự phòng đã cấp bổ sung cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai; điều động 6 đội cơ động chống dịch của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương xuống hỗ trợ cho Hà Nội; huy động 40 cán bộ, chiến sĩ tham gia đội phun hóa chất diệt muỗi.

Hà Nội cũng đã thành lập hơn 26.000 đội xung kích diệt bọ gậy tại các tổ dân phố và hơn 4.600 tổ giám sát. Các cơ quan truyền thông đại chúng, báo đài Trung ương và địa phương cũng đã chung tay với Hà Nội tích cực truyền thông vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp chống dịch.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.