Khi được hỏi về trường hợp cô dâu 62 tuổi có bầu, PGS.TS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ - Sản, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vài chục năm làm nghề bác sĩ ông chưa thấy tại Việt Nam có một trường hợp phụ nữ trên 60 tuổi có thể mang thai tự nhiên.
Theo PGS.TS Phạm Bá Nha, với phụ nữ ở tuổi 60 thì hai bên buồng trứng đã mất chức năng, không còn trứng, noãn để có thể thụ thai tự nhiên.
Tuy nhiên, người phụ nữ trên 60 tuổi có thể mang thai khi can thiệp bằng phương pháp khoa học. Nếu như người phụ nữ này khỏe mạnh, đủ sức khỏe để mang thai sẽ thực làm IVF.
Cô dâu 62 tuổi đứng dậy khoe bụng lùm lùm và cho biết vẫn đi lại bình thường khi mang bầu. (Ảnh cắt clip).
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là giải pháp lí tưởng, giúp phụ nữ lớn tuổi có cơ hội làm mẹ. Tuy nhiên, đây vẫn là hành trình đầy khó khăn, cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về cả tinh thần, thể chất và tiền bạc.
Nhờ sự tiến bộ của y học nên phụ nữ 45, 50 thậm chí là 60 vẫn có thể sinh con được bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm - xin trứng.
Phụ nữ lớn tuổi hoàn toàn có thể có con nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. (Ảnh: Marry Baby)
Theo PGS.TS. Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người mẹ cao tuổi vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn so với người bình thường như: Tiền sản giật, đái tháo đường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi (đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung).
Do những biến chứng kể trên, để việc thụ tinh trong ống nghiệm đạt hiệu quả cao, các cặp vợ chồng cần lưu ý:
- Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ điều trị, nhân viên y tế;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ dùng thuốc, ăn uống, sinh hoạt theo chỉ định;
- Tinh thần thoải mái để tăng khả năng thành công.
Xem thêm: Thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền?
Xem thêm: Thụ tinh trong ống nghiệm: Nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ?
Người vợ được kiểm tra tổng quát về sức khỏe để chuẩn bị điều trị vào ngày 2 vòng kinh. Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của người vợ.
Khi trứng đạt yêu cầu, việc chọc hút trứng được tiến hành. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi tình trạng sức khỏe tại bệnh viện 2 - 3 giờ. Cùng lúc, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi.
Một bước trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. (Ảnh: Bệnh viện Nghệ An)
Phôi cấy xong sẽ được theo dõi trong phòng lab.
Sau 2 - 3 ngày, phôi được chuyển vào buồng tử cung. Dưới sự đồng ý của cả 2 vợ chồng, bệnh viện sẽ trữ đông những phôi đạt chất lượng còn dư để sử dụng cho lần chuyển phôi sau (người vợ không phải trải qua giai đọan kích thích buồng trứng nữa). Khi chuyển phôi xong, người vợ nằm nghỉ khoảng 2 - 4h tại bệnh viện. Khi về nhà đi lại bình thường.
Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để được chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.
Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai.
Hai tuần sau người vợ đến bệnh viện kiểm tra kết quả. Nếu có thai sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kì. Trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung.
Như vậy, kể từ lúc bắt đầu tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm đến khi biết kết quả có thai nhanh nhất là mất 5 tuần.