Cổ đông Hãng phim truyện Việt Nam không hề có ý định làm điện ảnh!

Tại buổi gặp gỡ báo chí vào ngày 16/9, các nghệ sĩ tại Hãng phim truyện Việt Nam khẳng định cổ đông hiện chỉ quan tâm tới đất chứ không phải làm phim.

Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) là hãng phim nhà nước được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Bao giờ cho đến tháng Mười, Đời cát...

Tuy nhiên, sau nhiều năm gần đây nhiều dự án của hãng liên tục thua lỗ. Năm 2014, phim chiến tranh Sống cùng lịch sử có kinh phí lên đến 21 tỷ đồng nhưng chỉ bán được vài vé. Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị hồi tháng 6. Hiện tại, hãng mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam.

Liên quan đến việc các nghệ sĩ của Hãng Phim truyện Việt Nam nộp đơn kêu cứu về tình hình hãng sau gần ba tháng được tổng công ty vận tải thủy Vivaso mua lại. Ngày 16/9, các nghệ sĩ tại Hãng phim truyện Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí.

co dong hang phim truyen viet nam khong he co y dinh lam dien anh
Một số nghệ sĩ của Hãng Phim truyện Việt Nam gặp gỡ và trao đổi với báo chí về tình hình hãng sau gần ba tháng được Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso mua lại.

Tham dự cuộc họp có những nghệ sĩ gắn bó lâu năm với hãng phim như NSND Minh Châu, Phó chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam - Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn, đạo diễn Lê Hồng Sơn, diễn viên Quốc Tuấn (phim Người thổi tù và hàng tổng)...

co dong hang phim truyen viet nam khong he co y dinh lam dien anh
Bà Hồng Ngát - cựu giám đốc hãng phim - cho biết: "Tôi đau lòng khi thấy các thiết bị lăn lóc. Trên thực tế, công ty chủ quản không hiểu về phim ảnh. Máy quay, phục trang, phòng dựng có thể cho các đoàn làm phim khác thuê để tạo ra nguồn thu nhập cho đơn vị, nhưng họ không tận dụng điều đó mà lại cho thuê không gian để bán thức ăn".

Trong cuộc họp, nhiều nghệ sĩ tỏ ra bất bình với hiện trạng ban lãnh đạo không có định hướng làm phim sau khi tiếp quản cổ phần. Dù trước khi cổ phần hóa, đơn vị này tỏ ra quan tâm và hứa hẹn đầu tư máy móc cũng như xây dựng các chương trình quảng bá truyền thông cho hãng phim - hiện mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Tuy nhiên, sau gần ba tháng, lời hứa này không được thực hiện.

co dong hang phim truyen viet nam khong he co y dinh lam dien anh
NSND Minh Châu; NSƯT, đạo diễn Vũ Xuân Hưng, đạo diễn Nguyễn Quốc Tuấn
co dong hang phim truyen viet nam khong he co y dinh lam dien anh
Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn phản ảnh: "Lộ trình công ty cổ phần đặt ra một năm sản xuất một phim truyện và một phim truyền hình là bất thường. Vì chi nhánh của hãng ở trong Nam một năm đã làm 10 phim truyền hình. Tôi không hiểu vì sao lại duyệt kế hoạch như thế?".

Tại cuộc họp, hầu hết các nghệ sĩ khẳng định lãnh đạo công ty cổ phần chỉ quan tâm đến giá trị đất của và đang tìm cách khai thác đất đai, chứ không hề quan tâm đến sản xuất phim. Việc chứng thực đó là: lãnh đạo “dồn” nhân sự của các phòng đạo diễn, biên kịch, quay phim lại và lấy mặt bằng quay ra đường Thụy Khuê cho hàng quán thuê, tình trạng nợ lương hoặc trả rất ít... Vì những việc làm của công ty đã gây thất vọng và không giữ đúng cam kết nên nhiều cán bộ đã bày tỏ bức xúc.

co dong hang phim truyen viet nam khong he co y dinh lam dien anh
Đạo diễn Long Vân và nhà biên kịch Lê Phương

(Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin)

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.