Có được nhận lại số tiền mang theo nhưng không sử dụng để đánh bạc?

Khi xác định trách nhiệm hình sự với người đánh bạc thì không tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ từng lần để xem xét.

Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

co duoc nhan lai so tien mang theo nhung khong su dung de danh bac
Ảnh minh họa.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, “đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Khi xác định trách nhiệm hình sự với người đánh bạc thì không tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ từng lần để xem xét. Cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc;

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”.

d) Trường hợp đánh bạc từ 5 lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp”.

Như vậy, số tiền hoặc giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự (mức tối thiểu là từ 5.000.000 đồng trở lên). Việc xác định chính xác số tiền này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội. Về nội dung này, Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP quy định: “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Như vậy, ngoài tiền và hiện vật sử dụng để chơi bạc (được trực tiếp tại chiếu bạc), những tài sản trên người gồm cả tiền và hiện vật bị cơ quan chức năng thu giữ mà “có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc” thì cũng sẽ được xác định là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc.

Nếu tổng số tiền thu được trực tiếp tại chiếu bạc cùng với số tiền, hiện vật thu giữ trên người (và chứng minh được là sẽ sử dụng để đánh bạc) từ 5.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc theo quy định tại Bộ luật Hình sự; số tiền, hiện vật này sẽ bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Nếu tiền hoặc hiện vật bị thu giữ trên người, sau đó chứng minh không sử dụng để đánh bạc thì sẽ được trả lại.

co duoc nhan lai so tien mang theo nhung khong su dung de danh bac Manh mối và quá trình phá đường dây đánh bạc nghìn tỉ đồng được 2 tướng công an bảo kê

Manh mối đầu tiên giúp Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện ra đường dây đánh bạc nghìn tỉ đồng liên quan đến cựu Trung ...

co duoc nhan lai so tien mang theo nhung khong su dung de danh bac Đánh bạc trong dịp Tết Nguyên đán 2019 bị xử phạt như thế nào?

Các hành vi đánh bạc thường diễn ra vào những dịp lễ, Tết. Tùy vào tính chất mức độ hành vi và số lượng tiền ...

co duoc nhan lai so tien mang theo nhung khong su dung de danh bac Nhóm cho vay nặng lãi dùng súng giam lỏng người đánh bạc

Cầm 300 triệu đồng đi đánh bạc và bị thua cháy túi, 3 người đàn ông bị nhóm cho vay nặng lãi dùng súng khống ...

chọn
Bất động sản tuần qua (5/5 - 11/5): Đề xuất nhiều thay đổi về sổ đỏ, nhóm Xuân Cầu trúng dự án 5.500 tỷ ở Hoà Bình
Có thể đưa mã QR vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Samsung muốn đầu tư thêm 1 tỷ USD/năm vào Việt Nam; Sơn La công bố 9 dự án được phép mở bán... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.