Cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau có phạm tội 'Làm nhục người khác'?

Nhiều người băn khoăn, cô giáo ở Hải Phòng ép học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng thì có phải là hành vi 'Làm nhục người khác' hay không.
co giao phat hoc sinh suc mieng bang nuoc giat gie lau co pham toi lam nhuc nguoi khac Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Việt Nam không thể tồn tại hình thức phạt bắt học trò uống nước giẻ lau
co giao phat hoc sinh suc mieng bang nuoc giat gie lau co pham toi lam nhuc nguoi khac Quyết định đuổi việc 3 năm với cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng có hiệu lực ngay hôm nay
co giao phat hoc sinh suc mieng bang nuoc giat gie lau co pham toi lam nhuc nguoi khac Cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng sẽ bị đình chỉ công tác 3 năm
co giao phat hoc sinh suc mieng bang nuoc giat gie lau co pham toi lam nhuc nguoi khac Bộ GD&ĐT: Bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau là vi phạm đạo đức hết sức nghiêm trọng

Vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Minh H. (SN 1993) - Giáo viên tại Trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng) phạt học sinh nói chuyện trong lớp bằng cách ép em này súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng đã khiến cho dư luận xôn xao.

co giao phat hoc sinh suc mieng bang nuoc giat gie lau co pham toi lam nhuc nguoi khac
Trường Tiểu học An Đồng - nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Song Linh.

Chia sẻ với chúng tôi, Ths. Luật sư (LS) Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Hà Nội cho biết: "Tôi không thể tưởng tượng được là tại sao lại có chuyện cô giáo bắt học sinh phải súc miệng (cháu bé nói là uống) nước gặt giẻ lau ngay trên lớp học. Sự việc này chắc chắn rằng sẽ khiến nhiều người phẫn nộ, bức xúc. Nếu như là việc cô giáo đánh học sinh thì có thể cho là nóng nảy, thiếu kiểm soát.

Ở đây hành vi học sinh uống nước bẩn là nước giặt giẻ lau bảng thì rõ ràng không còn là hành vi nóng nảy, hành vi này có dấu hiệu của tội hành hạ người khác. Hành vi này thể hiện sự thiếu tình thương với trẻ và không đủ phẩm chất, đạo đức để có thể tiếp tục đứng trên bục giảng.

Vì vậy, sự việc này không chỉ giải quyết trong nội bộ nhà trường mà còn có thể yêu cầu cơ quan Công an vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Nếu kết quả xác minh cho thấy cô giáo đã có hành vi đối xử tàn ác với học sinh, khiến học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chấn động tâm lý, gây dư luận xấu trong xã hội thì cô giáo này sẽ bị đuổi việc và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác".

Theo ông Cường, Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín con người. Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín con người đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả mà hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi làm nhục người khác.

Nếu hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, làm nạn nhân bị sốc về tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, làm chấn động tâm lý của nạn nhân thì hành vi này có thể khởi tố về tội "làm nhục người khác".

Nếu hành vi làm nhục người khác xảy ra giữa những người có quan hệ lệ thuộc về kinh tế, chính trị, văn hóa, hoặc các lệ thuộc khác về xã hội (trong đó có mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh...) gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi này sẽ bị xử lý về tội "hành hạ người khác".

co giao phat hoc sinh suc mieng bang nuoc giat gie lau co pham toi lam nhuc nguoi khac
Luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh: NVCC.

Ông Cường cho rằng, hành vi của giáo viên ép học sinh phải uống nước giặt giẻ lau bảng là hành vi xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của học sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Hành vi này còn gây tâm lý không tốt, hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

Vì vậy hành vi này có thể bị khởi tố về tội "hành hạ người khác" (hành vi làm nhục người khác giữa những người có mối quan hệ lệ thuộc nhau).

Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội hành hạ người khác như sau:

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

"Như vậy, trong vụ việc này nếu gia đình nạn nhân có đơn tố cáo gửi tới cơ quan Công an thì cơ quan công an vào cuộc làm rõ hành vi và hậu quả xảy ra. Đồng thời xác định cô giáo này đã đối xử tàn ác, làm nhục học sinh thì hành vi này, làm cho học sinh chấn động về tâm lý, ảnh hưởng tới sức khỏe, gây dư luận xấu trong xã hội thì cô giáo này có thể bị khởi tố về tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự, và phải chịu hình phạt", LS Đặng Văn Cường phân tích.

co giao phat hoc sinh suc mieng bang nuoc giat gie lau co pham toi lam nhuc nguoi khac Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Việt Nam không thể tồn tại hình thức phạt bắt học trò uống nước giẻ lau

GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục ghi nhận sự hối lỗi của cô H., nhưng việc bắt học sinh uống ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.