Cô giáo tiểu học chia sẻ 5 điều nên và không nên khi cho con vào lớp 1

Thời khắc trẻ vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chuyển giao thói quen, thay đổi môi trường học tập trong cuộc đời mỗi bé. Vì vậy, việc bố mẹ chuẩn bị và đồng hành cùng con có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn này.

Cô giáo Hoàng Lệ Thu Trà (Giáo viên trường Tiểu học Song ngữ Brendon) cho biết, trẻ vào lớp 1 khác với trẻ đi mẫu giáo bởi lúc này các bé đã có khả năng thích nghi cao với việc sống chung trong một tập thể. Cô cũng có những chia sẻ về những điều bố mẹ nên và không nên làm khi con bắt đầu đi học.

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1
"Phụ huynh nên thông cảm rằng, các con đang từ lớp mẫu giáo chuyển sang lớp 1 sẽ có nhiều bỡ ngỡ nên con cần thời gian để thích nghi".

5 điều không nên khi cho con vào lớp 1

Không nên quá kì vọng vào việc học tập của con

Bố mẹ với tâm lý "bệnh thành tích" sẽ có xu hướng ép buộc, thúc giục con học tập để đạt kết quả như bố mẹ mong muốn, đặc biệt khi thấy trẻ không có sự tiến bộ vượt bậc. Điều này không chỉ khiến con trẻ đánh mất tuổi thơ hồn nhiên, vô tư mà còn tạo ra áp lực lớn khi tới lớp, gây ra tâm lý "sợ đi học" ở trẻ. Dần dần, nỗi sợ về mặt thành tích khiến con sẽ chán đến trường, không muốn học.

Đừng biến trẻ thành “cái máy” biết đọc - viết

Cho dù con mới chỉ học lớp 1, nhiều phụ huynh đã yêu cầu con phải giỏi Toán, tiếng Việt, tiếng Anh và mong muốn con học thêm các môn năng khiếu như đàn, hát, vẽ, võ... Các bé vẫn chỉ là những đứa trẻ 6-7 tuổi. Các bé không thể nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu mình và giỏi mọi mặt như vậy. Bố mẹ cần hiểu và thông cảm điều này, không nên ép con phải giỏi toàn diện.

Tránh việc doạ con: "Mẹ sẽ mách cô"

Phụ huynh thường "mượn" hình ảnh cô giáo để dọa các con khi con mắc lỗi ở nhà. Câu nói trên vô tình khiến con sợ thầy cô. Với tâm lý này, các bé sẽ không dám tâm sự, chia sẻ và coi cô là người bạn đồng hành với mình.

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1
Bố mẹ không nên quá kì vọng, mong muốn trẻ giỏi toàn diện khi trẻ vào lớp 1.

Không nên "ảo tưởng" về con

Bố mẹ cần nắm rõ khả năng của con mình bởi việc “ảo tưởng” về con có thể khiến trẻ tự mãn hoặc con sẽ sợ hãi, căng thẳng, tự ti khi kết quả học tập không như mong đợi. Bên cạnh đó, việc đánh giá con quá cao có thể khiến trẻ không có cơ hội phát triển phù hợp với bản thân.

Không nên đi học trước

Bố mẹ có tâm lý sốt ruột vì con nhà mình chưa bằng "con nhà người ta" nên thường cho con đi học trước. Nhưng trong một số trường hợp, các bé được đọc, biết viết sớm chưa chắc đã thành công bằng những trẻ được học đúng độ tuổi.

Theo quan điểm của cô giáo Thu Trà, khi trẻ vào lớp 1, các con hoàn toàn không cần biết đếm hay biết chữ. Việc học trước có thể gây cho trẻ sự mất hứng thú mỗi khi đến bài học đó.

Hiện nay, với các phương pháp giảng dạy tích hợp trong từng bài dạy, các tiết học không còn khô khan cứng nhắc như trước mà thay vào đó là những chuyến phiêu lưu để tìm ra kiến thức. Các bé sẽ hào hứng hơn nếu không biết trước kiến thức.

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1
Trẻ vào lớp 1 là giai đoạn quan trọng bởi từ đây, trẻ sẽ chuyển từ môi trường vui chơi, khám phá sang học tập, rèn luyện.

5 điều nên làm khi cho con vào lớp 1

Hướng dẫn con các kĩ năng tự phục vụ bản thân

Ngoài chuẩn bị về tâm lý, bố mẹ còn cần hướng dẫn các con một số kỹ năng phục vụ bản thân như: đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân khi ăn trưa, biết nêu yêu cầu và thắc mắc với cô giáo, biết lắng nghe và giữ trật tự khi được yêu cầu.

Để con biết tôn trọng

Ở tuổi này, bé cần biết tôn trọng người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Không chỉ là những câu chào hỏi lễ phép, cách trả lời lịch sự: "Dạ, vâng ạ", "Con cảm ơn/xin lỗi"..., trẻ nên biết chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh. Đồng thời, trẻ cần có trách nhiệm với những hành động của mình.

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1

Việc phối hợp giữa nhà trường, thầy cô và phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách, trí tuệ và nhân cách của trẻ, đặc biệt khi trẻ vào lớp 1.

Lắng nghe những câu chuyện của con, giúp con định hướng

Cha mẹ cần trò chuyện, lắng nghe và định hướng để các con biết được những điều các con gặp trong cuộc sống có an toàn hay không, đồng thời hướng dẫn các con giải quyết các tình huống vướng mắc.

Với bố mẹ, giai đoạn bước vào lớp 1 lại là giai đoạn nền tảng để hình thành cho trẻ thói quen, nền nếp học tập. Trong số đó, kĩ năng tự học là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, thay vì việc dạy sớm chữ, số cho con trẻ, bố mẹ hãy cùng con rèn luyện các kỹ năng, sức khỏe để có đủ trí và lực phát triển toàn diện. Cha mẹ nên giúp con có một tâm lý thoải mái để đến trường, như vậy việc học của con sẽ hiệu quả hơn.

Gặp mặt giáo viên trước ngày khai giảng

Bố mẹ cần đến buổi gặp đầu năm học cùng cô giáo trước ngày nhập trường để được hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng học tập cho các con trong năm học mới. Với mỗi đồ dùng, để tránh thất lạc, bố mẹ nên dán tên lên đồ dùng của con từ bút chì cho đến quyển vở. Điều này sẽ giúp các con hình thành được thói quen tự bảo quản đồ cá nhân của mình.

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1

Thường xuyên trao đổi với thầy cô để cùng giáo dục con

Cô giáo Trà cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường, thầy cô và phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách, trí tuệ và nhân cách của trẻ. Thời gian các bé học tập với thầy cô, bạn bè ở trường khá nhiều, nhưng khi về nhà, nếu cha mẹ không quan tâm, phó mặc các con cho nhà trường thì việc giáo dục con cái không hề hiệu quả.

Ngoài ra, cha mẹ và thầy cô cần có những liên kết chặt chẽ để giáo dục trẻ: “Tôi thấy nhiều phụ huynh có suy nghĩ là khi cô giáo trao đổi về tình hình của con lại nghĩ cô giáo mách tội. Nếu không tìm ra được một định hướng chung để phát triển thì không thể cùng giúp trẻ thành người”. Để có thể giáo dục tốt và hiểu trẻ, thầy cô và bố mẹ cần trở thành những người bạn thân thiết của con.

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1
Thầy cô và bố mẹ cần trở thành những người bạn thân thiết của con.

Trong những năm đứng lớp, cô đã gặp rất nhiều những câu chuyện về các cô cậu học trò nhỏ lớp 1 đáng chú ý nhưng có lẽ câu chuyện về một cậu bé tự kỉ sẽ là câu chuyện khiến cô không thể quên được.

Cô tâm sự: “Cậu bé ấy khi mới đến trường thường hò hét, thậm chí có khả năng làm hại bản thân mình. Nhưng khi phụ huynh của cậu ấy đến xin cho con vào trường thì Giám đốc trường tôi đã đồng ý cho con vào lớp với các bạn.

Lúc đầu các phụ huynh trong lớp rất không hài lòng bởi cậu bé ấy có thể sẽ khiến tình hình học tập của con họ xấu đi. Sau đó nhà trường có đề xuất một cô giáo riêng giám sát và hỗ trợ cậu bé ấy. Lúc đó, các phụ huynh trong lớp đã đồng ý để cậu bé ấy trong lớp học cùng các con".

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1

Nhưng điều mà cô không thể ngờ là các bạn khác trong lớp lại vô cùng quý cậu bé. Cậu luôn chơi hoà đồng và nhường nhịn bạn. Bố mẹ của cậu bé là những người tuyệt vời, luôn đồng hành bên con trong bất cứ dịp nào. Dù khả năng tiếp thu của con còn thấp nhưng con đã dần hiểu và cảm nhận được tình cảm của tất cả mọi người dành cho mình.

Sau năm học lớp 1, người ta nhìn thấy được sự tiến bộ của một cậu bé tự kỉ. Con đã hoà đồng, tự tin và có những kĩ năng nhất định để tự phục vụ mình, điều mà trước đây con còn hạn chế.

“Qua câu chuyện này, tôi muốn khẳng định một lần nữa sợi dây liên kết giữa thầy cô, nhà trường và gia đình là cần thiết và quan trọng. Bố mẹ không nên phó mặc con cái cho nhà trường. Bố mẹ nên cùng thầy cô giáo dục các con để các con phát triển toàn diện”.

XEM THÊM

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1 Nhận biết tình huống nguy hiểm và 12 kĩ năng bố mẹ nhất định phải dạy khi con chuẩn bị vào lớp 1

Trước khi con vào lớp 1, các bậc cha mẹ nên trang bị cho trẻ những kĩ năng, thao tác cần thiết để trẻ có ...

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1 Luyện chữ cấp tốc vào lớp 1: 'Học nhầm còn hơn... bỏ sót'

Học mỗi ca hai tiếng, thậm chí ngày hai ca... nhiều đứa bé đang được cha mẹ “nhồi” luyện chữ cấp tốc để chuẩn bị ...

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1 Tiến sĩ Vũ Thu Hương: 'Không cần thiết cho con đi học trước khi vào lớp 1'

“Thay vì cho con đi học trước vào lớp 1, bố mẹ hãy chuẩn bị kỹ năng cho con ngay từ khi con 1 tuổi” ...

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1 Vừa học vừa chơi, con tập đọc thành thạo trong 2 tuần

Bận rộn với công việc là một kỹ sư cơ điện nhưng anh Phạm Xuân Hưng (TP.HCM) vẫn cố gắng dành thời gian để được cùng ...

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1 Hướng dẫn chọn cặp sách phù hợp cho trẻ vào lớp 1

Đối với trẻ sắp vào lớp 1, thì vật dụng thân thuộc nhất chắc chắn là chiếc cặp sách. Ngày khai giảng đầu đời của ...

co giao tieu hoc chia se 5 dieu nen va khong nen khi cho con vao lop 1 'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.