Vừa học vừa chơi, con tập đọc thành thạo trong 2 tuần

Bận rộn với công việc là một kỹ sư cơ điện nhưng anh Phạm Xuân Hưng (TP.HCM) vẫn cố gắng dành thời gian để được cùng học, cùng chơi với con.

Có lẽ mọi người sẽ rất ngạc nhiên, khi bé nhà anh Hưng mới 4 tuổi rưỡi nhưng đã biết đánh vần, tập đọc thành thạo. Mọi người sẽ càng bất ngờ khi ông bố trẻ, hiện là kỹ sư cơ điện này dù là người bận rộn nhưng lại dành tất cả thời gian rảnh rỗi để được chơi cùng con. Anh Hưng không ép con học, không cho con đi học thêm, anh thường chơi với con những trò chơi mà con thích, giúp con học theo phương pháp do chính mình tạo nên. Chỉ trong 2 tuần, bé đã đánh vần, đọc chữ thành thạo và khám phá được nhiều điều thú vị về cuộc sống từ ông bố yêu con hết mực này.

vua hoc vua choi con tap doc thanh thao trong 2 tuan
Anh Phạm Xuân Hưng thường chơi cùng con gái vào buổi tối. (Ảnh NVCC)
vua hoc vua choi con tap doc thanh thao trong 2 tuan
Hai bố con vừa học vừa chơi vô cùng say mê. (Ảnh NVCC)

- Chào anh, ngoài công việc hàng ngày, anh thường chơi với con vào thời gian nào?

Do tính chất công việc làm theo ca nên mình chỉ chới được với con 1 tuần 3-4 buổi, mỗi buổi tối khoảng từ 8h30-9h30.

- Theo anh, việc bố chơi với bé có ý nghĩa và vai trò quan trọng như thế nào đến việc phát triển và hoàn thiện nhân cách ở con?

Bố hay mẹ chơi với con đều là điều tuyệt vời với bé. Đối với bé khi chơi với bố mẹ chính là lúc con tự tin nhất, nên con sẽ phát huy hết khả năng của mình. Ngoài ra, bố mẹ chơi với con lại hiểu được rất nhiều điều ở con mà chỉ có giao tiếp thường xuyên bố mẹ mới hiểu được.

Trước đây mình rất nóng tính, có lúc mình không kiềm chế được là quát mắng hoặc đánh con ngay. Nhưng kể từ khi chơi với bé thường xuyên, mình lại cảm thấy kiềm chế được rất nhiều. Thứ 2 cũng là do bé lại rất nghe lời mình. Theo mình khi chơi với nhau như những người bạn tốt thì cả 2 phía đều rất tôn trọng nhau đó là điểm cốt yếu.

- Thường thì các bố sẽ cùng chơi với con qua điện thoại, máy tính bảng hay các thiết bị điện tử khác. Anh có thường tương tác với con theo cách các ông bố vẫn làm?

Theo quan điểm của mình thì việc cho con chơi trên các thiết bi điện tử là không được khuyến khích. Các thiết bị hiện nay chỉ mới phát triển nhanh khoảng 5 năm trở lại đây nên chúng ta chưa thấy hậu quả. Nhưng các nước tiên tiến họ đã nhìn ra và có những khuyến cáo rất thiết thực.

vua hoc vua choi con tap doc thanh thao trong 2 tuan
Con gái lớn của anh rất thích chơi cùng bố. (Ảnh NVCC)
vua hoc vua choi con tap doc thanh thao trong 2 tuan
Bé hào hứng tập đọc, tập đánh vần qua trò chơi bố tự nghĩ ra. (Ảnh NVCC)

- Theo anh, nguyên nhân nào từ việc bố mẹ tương tác với con khiến con ngày càng “sợ” học?

Thực sự việc chơi với con theo bản năng ban đầu ai cũng muốn, nhưng do chơi các trò chơi trẻ con nên các bố mẹ cảm thấy nhàm chán nên không chơi được lâu với các bé. Khi dạy các con thì ngược lại, bé lại rất chán do đó là sự ép buộc phải lặp đi lặp lại những thứ mà bé phải học, nên bé sẽ không hợp tác dẫn đến cả 2 cùng nản. Hoặc bé cảm thấy vô cùng chán nhưng bố mẹ lại cứ ép. Và khi bé nhất quyết không hợp tác thì biện pháp cuối cùng là cho con đi học thêm để đến lớp bé sợ mới học được.

Cách suy nghĩ sợ mới học làm cho bé càng ngày càng chán học. Mất đi khả năng tự học và tiếp thu cũng không hiệu quả. Cái vòng luẩn quẩn không hiệu quả rồi học thêm học thêm rồi không hiệu quả làm cho bé tốn quá nhiều thời gian mà thực chất khi bé cảm thấy việc học là niềm vui thì mọi việc trở nên đơn giản.

Không cần ép bé cũng học vì đối với bé đó không phải là học mà là chơi, mà chơi thì không bao giờ chán. Chơi thì sức tiếp thu với sáng tạo là không giới hạn. Chính vì vậy nên mình luôn tự tìm kiếm các phương pháp để bé vừa học vừa chơi mà chơi trò gì mà bố mẹ cũng cảm thấy vui chứ chỉ mình con vui thì chắc chắn trò chơi đó không chơi được ngày thứ 2.

- Anh có thể chia sẻ phương pháp cụ thể mà anh đã tìm ra giúp các con vừa được chơi vừa được học cùng bố mẹ không?

Phương pháp cụ thể mà mình nghĩ ra là trò chơi tương tác Family Languages. Trò chơi này tương tự như trò chơi Bingo. Các bé vẫn chơi trên đồ chơi chứ không chơi trên thiết bị điện tử. Bố mẹ nhờ thiết bị có thể vừa chơi vừa dạy con mà không sợ tiếng không chuẩn hoặc không biết tiếng. Khi chơi quen bố mẹ có thể bỏ thiết bị và chơi với con.

Mình đã tự mày mò thiết kế rồi đi in thử cho bé chơi và thế là thật bất ngờ. Bé chơi rất hứng thú và trò chơi cũng rất vui đối với người lớn. Trò chơi kích thích 2 kỹ năng nghe và nói cho bé. Khi bé chơi quen 1 tuần bé có thể nghe và nói 60 từ vựng của bất kì thứ tiếng nào mà bạn muốn chơi với bé.

Vậy là mình lại tự hỏi tại sao không thử áp dụng trò chơi để học đánh vần tiếng Việt. Và thế là lại nghiên cứu tiếng Việt rồi đi in ấn và cũng thật bất ngờ chỉ sau 2 tuần nhưng thời gian tổng cộng chơi với nhau chắc chỉ được 5 6 tiếng. Bé từ chưa biết mặt chữ đã có thể đọc được và hiểu quy luật để đọc. Và từ đó bé lại thích đọc tất cả những chữ gì bé thấy vì bé tò mò. Và bé tự lấy bút tô theo chữ mà không ai cần phải ép gì cả.

Kết luận là bố mẹ lại rất nhàn vì giờ bé đã tự học. Và bố mẹ chỉ cần hướng dẫn nhỏ khi bé không biết bé sẽ hỏi còn lại không cần phải ép bé học. Đó là lẽ tự nhiên nghe - nói- đọc - viết. Việc đi ngược với tự nhiên sẽ làm cho các bé chán vì khi đi học bé chưa biết đọc nhưng đã phải viết. Từ đó bé sẽ không biết mình đang viết cái gì, kiến thức đến rời rạc nhưng lại liên tục.

vua hoc vua choi con tap doc thanh thao trong 2 tuan
Anh Xuân Hưng nghĩ ra trò chơi tương tác ngôn ngữ giúp bé thành thạo việc tập đọc chỉ trong 2 tuần. (Ảnh: NVCC)
vua hoc vua choi con tap doc thanh thao trong 2 tuan
Đây là cách anh dạy cho con, bé mới 4 tuổi rưỡi đã đánh vần thành thạo trong 2 tuần chơi cùng bố. (Ảnh NVCC)

Phương pháp tốt nhất là cho bé nghe. Nghe được bản năng sẽ nói. Nói được học quy luật xếp vần sẽ kích thích đọc. Đọc được sẽ thích viết. Và thích đọc sách, đọc truyện. Đó là lẽ tự nhiên. Khi tất cả đến cùng lúc viết-nghe-đọc-nói như giáo dục ngôn ngữ hiện nay, tiếng Anh lẫn tiếng Việt và các ngôn ngữ khác nên chắc chắn chúng ta vẫn loay hoay, học thêm cả môn tiếng Việt.

Như vậy khi là 1 trò chơi và đặc biệt chơi với bố mẹ anh chị ông bà trong gia đình thì khả năng tiếp thu của bé là vô tận. Trò chơi vui mang tính giáo dục và giải trí ngoài ra bố mẹ còn theo được sát con. Biết con yếu ở phần nào và tập trung chơi ở phần đó. Giải quyết được vấn đề như vậy nên khi chơi trò chơi này, bé học rất nhanh là không có gì ngạc nhiên.

Mỗi ngày chơi 30-40 phút với con là đủ. Thời gian còn lại để bé tự học.Và bạn sẽ thấy thời gian thực sự bạn dành tương tác, giao tiếp với các bé ít ỏi vô cùng. Nếu không muốn nói là ít hơn việc bạn dành cho các thiết bị công nghệ rất nhiều. Vì chắc chắn không phải ngày nào bạn cũng có thời gian chơi với con. Hãy cố gắng dành từng phút bên con, chơi với con khi bạn ở nhà là điều hạnh phúc nhất khi bạn đã xác định là cha mẹ.

- Cảm ơn anh về những chia sẻ vô cùng hữu ích này!

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.