Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng ở Việt Nam?

Ủy ban điều tra tai nạn máy bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm đại điện Bộ Giao thông vận tải là Chủ tịch, đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.

Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014, sự cố máy bay là vụ việc làm ảnh hưởng hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay nhưng chưa phải là tai nạn.

Tai nạn trong luật này được hiểu là sự việc có người chết hoặc bị thương nặng do bị tác động trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của máy bay; hoặc máy bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của kết cấu, tính năng dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận bị hỏng; hay máy bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.

co quan nao dieu tra su co tai nan may bay dan dung o viet nam
Ảnh minh họa.

Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng

Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng, theo đó:

Ủy ban điều tra tai nạn máy bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm đại điện Bộ Giao thông vận tải là Chủ tịch, đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.

Bộ Giao thông vận tải thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay hoặc tổ chức điều tra theo cách thức phù hợp với mức độ, tính chất của sự cố, tai nạn đó. Trong trường hợp cần thiết thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay, Bộ Giao thông vận tải có thể mời đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.

Ủy ban điều tra tai nạn máy bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay do Bộ Giao thông vận tải thành lập (sau đây gọi là cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay) có quyền trưng dụng người có đủ năng lực, trình độ của các tổ chức của Việt Nam sau đây để phục vụ hoạt động điều tra sự cố, tai nạn máy bay:

a) Người khai thác máy bay;

b) Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;

c) Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng và thử nghiệm máy bay;

d) Tổ chức xã hội nghề nghiệp về hàng không.

Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay được bố trí nơi làm việc thích hợp gần khu vực hiện trường xảy ra sự cố hoặc tai nạn máy bay; được trang bị phương tiện đi - lại, trang bị, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc điều tra sự cố hoặc tai nạn máy bay. Nơi làm việc do cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay quyết định tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ điều tra tai nạn, sự cố máy bay sau khi kết thúc việc điều tra sự cố hoặc tai nạn máy bay.

Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người điều tra sự cố, tai nạn

Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng, theo đó:

Người điều tra sự cố, tai nạn máy bay có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Được vào hiện trường, khám nghiệm hiện trường sự cố hoặc tai nạn máy bay, tiếp cận máy bay, trang bị, thiết bị của máy bay hoặc các mảnh vỡ của máy bay;

b) Thu giữ hoặc phối hợp với cơ quan công an thu giữ và sử dụng các mảnh vỡ máy bay, trang bị, thiết bị của máy bay và các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc điều tra sự cố, tai nạn;

c) Thống kê các chứng cứ tại hiện trường sự cố, tai nạn máy bay; kiểm soát việc di chuyển máy bay, hành lý, hàng hoá và các đồ vật vận chuyển trên máy bay, các mảnh vỡ, trang bị, thiết bị của máy bay;

d) Thu giữ các máy tự ghi, thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện giải mã hoặc yêu cầu quốc gia đăng ký, quốc gia khai thác cung cấp dữ liệu của máy tự ghi;

đ) Yêu cầu chủ sở hữu, người khai thác máy bay, cơ sở sản xuất, Cảng vụ hàng không hoặc tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến máy bay bị sự cố, tai nạn,

e) Giám định hoặc yêu cầu giám định các mẫu vật, chứng cứ, tài liệu liên quan đến sự cố, tai nạn máy bay, sức khoẻ của những người liên quan đến việc khai thác máy bay bị sự cố, tai nạn;

g) Được cung cấp kết quả giám định thi thể nạn nhân để phục vụ cho hoạt động điều tra sự cố, tai nạn máy bay;

h) Hỏi, nghiên cứu lời khai của người chứng kiến về những vấn đề có liên quan đến tai nạn, sự cố máy bay.

Người điều tra sự cố, tai nạn máy bay có các nghĩa vụ sau đây:

a) Điều tra sự cố, tai nạn máy bay nhanh chóng, trung thực và khách quan;

b) Tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay về nội dung, phương pháp điều tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động điều tra;

c) Không được cung cấp thông tin liên quan đến điều tra sự cố, tai nạn máy bay cho người khác hoặc các phương tiện thông tin khi chưa được phép công bố.

Nội dung điều tra sự cố, tai nạn

Nội dung điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng.

Theo đó, điều tra sự cố, tai nạn máy bay nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Thu thập, ghi lại và phân tích các thông tin có thể thu thập được về sự cố tai nạn máy bay;

2. Nghiên cứu, xác định các nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn máy bay;

3. Khuyến cáo đối với việc bảo đảm an toàn hàng không;

4. Lập báo cáo về điều tra sự cố, tai nạn máy bay.

Tổng hợp các báo cáo

Tổng hợp các báo cáo sự cố trong tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 28 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng.

Theo đó, trên cơ sở các báo cáo sự cố nhận được, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tiến hành các công việc sau đây nhằm bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố máy bay:

1. Tổng hợp, phân tích và đánh giá các báo cáo sự cố máy bay quy định tại Điều 27 Nghị định này;

2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hàng không;

3. Kiểm tra việc khắc phục sự cố máy bay và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố máy bay;

4. Công bố, thông báo kết quả phân tích, đánh giá thông tin từ các báo cáo sự cố cho tổ chức, cá nhân liên quan.

Ủy thác điều tra sự cố, tai nạn

Ủy thác điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 26 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng, theo đó:

Trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn ở nước ngoài đối với máy bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc máy bay do người khai thác Việt Nam khai thác và quốc gia nơi xảy ra sự cố hoặc tai nạn ủy thác cho Việt Nam điều tra toàn bộ hoặc một phần thì việc điều tra được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Căn cứ vào tính chất của sự cố hoặc tai nạn và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ quyết định ủy thác cho quốc gia đăng ký máy bay hoặc quốc gia của người khai thác máy bay điều tra sự cố, tai nạn đối với máy bay mang quốc tịch nước ngoài xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam.

Hợp tác với các quốc gia có nạn nhân

Hợp tác với các quốc gia có nạn nhân trong tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng.

Theo đó, trường hợp tai nạn máy bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam, đại diện của quốc gia có công dân bị chết hoặc bị thương nặng được vào Việt Nam và có các quyền sau đây:

1. Đến hiện trường tai nạn máy bay; được biết các thông tin về hiện trường tai nạn máy bay;

2. Tham gia nhận dạng nạn nhân;

3. Phối hợp với cơ quan điều tra tai nạn thẩm vấn hành khách còn sống là công dân của mình;

4. Được nhận bản sao báo cáo chính thức điều tra tai nạn máy bay;

5. Được thông báo các thông tin về sự cố, tai nạn máy bay khi cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay của Việt Nam cho phép.

Hợp tác quốc tế tham gia điều tra

Hợp tác quốc tế tham gia điều tra tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng, theo đó:

Đại diện của các quốc gia được phép tham gia điều tra tai nạn chịu sự kiểm soát của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay.

Đại diện các quốc gia tham gia điều tra tai nạn máy bay có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Đến hiện trường vụ tai nạn;

b) Kiểm tra các mảnh vỡ máy bay;

c) Được biết các thông tin về lời khai của nhân chứng và đề xuất các vấn đề cần làm rõ;

d) Được biết về các chứng cứ;

đ) Nhận bản sao các tài liệu thích hợp từ việc điều tra;

e) Tham gia giải mã máy tự ghi;

g) Tham gia các hoạt động điều tra tai nạn như kiểm tra bộ phận cấu thành, giảng bình kỹ thuật, kiểm tra và mô phỏng quá trình xảy ra tai nạn;

h) Tham gia các cuộc họp liên quan đến phân tích, đánh giá về nguyên nhân và khuyến cáo an toàn trong quá trình điều tra;

i) Trình bày quan điểm về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình điều tra tai nạn;

k) Được công bố các thông tin về tai nạn máy bay mà cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay của Việt Nam cho phép.

co quan nao dieu tra su co tai nan may bay dan dung o viet nam Chưa tìm thấy chiếc lốp thứ 2 máy bay Vietjet gặp sự cố

Hôm nay, cơ quan chức năng vẫn tích cực tìm kiếm chiếc lốp máy bay thứ 2 bị văng ra tại Buôn Ma Thuột.

co quan nao dieu tra su co tai nan may bay dan dung o viet nam Khách nước ngoài trộm cắp trên máy bay, bị từ chối vận chuyển

Thông tin từ Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), thời gian vừa qua, Vietnam Airlines đã phát hiện và bắt quả tang ...

co quan nao dieu tra su co tai nan may bay dan dung o viet nam Tự ý xé áo phao, nam hành khách bị phạt 2 triệu đồng

Nhà chức trách hàng không tại sân bay Côn Đảo vừa xử phạt nam hành khách N.V.Q. 2 triệu đồng...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.