Con Cưng lên tiếng về một sản phẩm có hai nhãn mác chồng lên nhau

Sau khi bị Tổ công tác 334 phối hợp với QLTT TP HCM kiểm tra và phát hiện, thu giữ hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, trong đó có sản phẩm TiTiOne được dán 2 nhãn mác chồng lên nhau.
 

Ngày 26/7, sau khi bị Tổ công tác 334 (Bộ Công Thương) phối hợp với Chi cục quản lý thị trường (QLTT) TP HCM đã đồng loạt đi kiểm tra một số cửa hàng của hệ thống siêu thị bán đồ bầu, trẻ em thương hiệu Con Cưng tại TP HCM.

Công ty Cổ phần Con Cưng (Con Cưng) đã có thông báo về việc sản phẩm TiTiOne bị dán hai nhãn mác chồng lên nhau và nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, chưa cung cấp được chứng từ.

Theo thông báo của Con Cưng, do nhiều địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần Con Cưng bị kiểm tra đồng loạt tại cùng một thời điểm, trong khi chứng từ gốc của mỗi lô hàng chỉ có một bộ duy nhất, nên Con Cưng đã đề nghị phía Chi Cục Quản lý thị trường cho phép được nộp và giải trình hồ sơ tại một đầu mối.

Đối với sản phẩm TiTiOne có nhãn hàng hóa tiếng Việt in trực tiếp trên bao bì sản phẩm có dán miếng giấy ghi nội dung "Sản xuất bởi: Công ty TNHH mỹ phẩm TITIONE" chồng lên thông tin in sẵn nằm dưới có nội dung "Sản xuất bởi Công ty TNHH G&C, địa chỉ văn phòng tại số 413 Đường số 1, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM, Việt Nam".

Giải thích về vấn đề này, Con Cưng khẳng định sản phẩm TiTiOne được cung cấp bởi Công ty TNHH G&C. Kể từ ngày 24/1/2018, Công ty TNHH G&C đã đổi tên thành Công ty TNHH Mỹ Phẩm TiTiOne.

Việc dán nhãn sản phẩm được thực hiện bởi nhà cung cấp, bao gồm cả trường hợp dán nhãn theo tên của pháp nhân mới (Công ty TNHH Mỹ Phẩm TiTiOne) chèn lên nhãn theo tên của pháp nhân cũ (Công ty TNHH G&C).

con cung len tieng ve mot san pham co hai nhan mac chong len nhau
Nhiều sản phẩm của Con Cưng đã bị cơ quan chức năng thu giữ để làm rõ nguồn gốc. (Ảnh: Văn Dũng)

Về vấn đề lỗi nhãn trên sản phẩm bộ thun bé gái (mã sản phẩm: CF G127011) mà người tiêu dùng cho rằng Con Cưng đã cắt nhãn mác và thay tem nhãn “ngoại” để đánh lừa khách hang. Phía Con Cưng cho biết, sản phẩm CF G127011 nằm trong lô hàng thuộc Hợp đồng số PO2017OEM49 ký ngày 10/11/2017 giữa Công ty Cổ phần Con Cưng và Nhà sản xuất WWW International Incorporated (Thailand) Co., Ltd, tại Thái Lan và khẳng định rằng sản phẩm này được đặt hàng sản xuất với đầy đủ bộ nhãn mác CF (Concung Fashion) tại Thái Lan.

Tuy nhiên, qua quan sát và phát hiện, tem nhãn gắn trên sản phẩm bộ thun bé gái (CF G127011) ghi “Made in Thái Lan” nhưng lại không có mã vạch sản phẩm.

Trong khi đó, tem nhãn do Con Cưng đính kèm rời bên ngoài, đều ghi “Made in Thái Lan” nhưng lại có mã vạch và kỳ lạ mã vạch này thể hiện xuất xứ ở… Mỹ. Theo nhiều chuyên gia, khả năng đây là mã sản phẩm để Con Cưng quét máy kiểm soát lượng hoặc loại hàng bán ra.

Nhưng chính việc tem nhãn may trực tiếp trên sản phẩm, ghi nơi sản xuất tại Thái Lan mà không có mã vạch nước sản xuất, điều này sẽ tạo sự hoài nghi của người tiêu dùng và dễ tạo khe hở khác.

Dịch thuật chứng từ do phía Con Cưng cung cấp liên quan đến mã sản phẩm CF G127011 cho thấy, số liệu hàng hóa nhập khẩu, thông quan… đều thể hiện như sản phẩm của Con Cưng là 100% nhập từ Thái Lan.

Tại thư xác nhận của Cty International Incorporated (Thái Lan) về đơn đặt hàng theo thương hiệu CF Con Cưng, nhà cung cấp khẳng định mã hợp đồng số PO2017OEM49, hàng hóa là quần áo trẻ em thành phẩm (trích nguyên văn tiếng Anh: Commodity: Baby cloths; 9.936 pcs).

Nhưng, theo báo cáo nhanh thì lực lượng Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra cửa hàng của Con Cưng tại địa chỉ số 833-835 Hồng Bàng (quận 6, TP HCM) và tạm giữ hàng trăm mặt hàng quần áo trẻ em hiệu CF, concung.com có ghi xuất xứ “Made in Vietnam”.

Điều này thể hiện, không những thuê công ty của Thái Lan mà Con Cưng sản xuất bằng hình thức nào đó tại Việt Nam cũng mặt hàng quần áo trẻ em mang thương hiệu CF của mình?

Trả lời về vấn đề này, Con Cưng cho biết hiện công ty đang phối hợp với nhà cung cấp để giải trình với cơ quan Quản lý thị trường.

Liên quan đến vụ việc này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã ký quyết định số 2611/QĐ-BCT về việc thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đối với đối với Công ty CP Con Cưng.

Cụ thể, nội dung kiểm tra là việc chấp hành các quy định của pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, về chất lượng hàng hóa, về ghi nhãn hàng hóa, về hoạt động xúc tiến thương mại, về thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thời kỳ kiểm tra từ tháng 1/2017 đến thời điểm kiểm tra. Tại mỗi điểm kinh doanh, đoàn kiểm tra sẽ làm việc 10 ngày, kể từ ngày công bố quyết định.

Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật có liên quan, phát hiện và xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước liên quan.

con cung len tieng ve mot san pham co hai nhan mac chong len nhau Bộ Công thương thành lập đoàn kiểm tra toàn diện Công ty Con Cưng

Lãnh đạo Bộ Công phương vừa ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra toàn diện Công ty Cổ phần Con Cưng sau khi lực ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.