'Cơn ngủ gật' không thể cưỡng lại của thị trường nhạc Việt

Sau hơn 20 năm, kể từ cơn "khủng hoảng" cuối cùng của Bolero với nhiều tranh cãi, dường như nhạc Việt đang rơi vào tình trạng "chững" đột ngột, im lìm như đang... "ngủ gật". 

Từ cuối thập niên 90 của thế kỉ trước cho đến nay, nhạc Việt có thể chia ra thành 3 trào lưu chính, có thể gọi là "kiềng 3 chân" của thị trường âm nhạc Việt Nam đương đại, đó là: Pop, Rock và Bolero.

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet
Pop, Rock và Bolero đang tạo thành thế "kiềng 3 chân" cho thị trường nhạc Việt.

3 dòng nhạc với những tính chất, đặc điểm, phong cách khác nhau, bước đầu hình thành cho âm nhạc Việt một "thị trường âm nhạc" thực thụ với sự đa dạng về màu sắc, phong cách, với đầy đủ những đóng góp lớn lao về nghệ thuật cùng cả những hệ lụy phức tạp, hỗn mang mà nó mang lại.

Tuy nhiên, sau hơn 20, kể từ cơn "khủng hoảng" cuối cùng của bolero với nhiều tranh cãi, dường như nhạc Việt đang rơi vào tình trạng "chững" đột ngột, im lìm như đang... "ngủ gật".

Lý do vì đâu?

Đầu tiên, phải kể đến việc thị trường nhạc Việt đang "bội thực" và bão hòa thực sự bởi cuộc chiến giữa tính thương mại và yếu tố nghệ thuật.

Nếu thời kì đầu, việc khai thác âm nhạc Việt đơn thuần chỉ là mua bán băng đĩa, bán vé các chương trình biểu diễn. Thì giờ đây, việc kinh doanh và khai thác âm nhạc đang trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Nhìn theo hướng tích cực thì đây là hướng mở để cho mỗi nghệ sỹ có nhiều nguồn thu hơn từ những sản phẩm âm nhạc của mình. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó thì cũng khá nhiều.

Đầu những năm 2000, các công ty khai thác nhạc bản quyền xuất hiện và phát triển mạnh, điển hình có các "ông lớn" như Zing, VMG, Yeah1, Vega... hình thức kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ, nhạc số, mua bán bản quyền âm nhạc thịnh hành hơn bao giờ hết.

Nhạc trẻ Việt lúc này nhen nhóm cái gọi là "Ngành công nghiệp âm nhạc", khi các nghệ sỹ đang dần có xu hướng chạy theo một bộ phận khán giả nhiều hơn là sáng tạo cái mới của riêng mình. Cái bắt tay của "3 bên" là nghệ thuật - công nghệ - thương mại khiến cho nhạc Việt dần có sự biến đổi nhất định.

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet
Cái bắt tay của "3 bên" là nghệ thuật - công nghệ - thương mại khiến cho nhạc Việt dần có sự biến đổi nhất định (ảnh: Petrotimes).

Đỉnh điểm của việc khai thác âm nhạc phải kể đến thời kì bước chân vào kỉ nguyên công nghiệp 4.0 với việc phát triển như vũ bão của ngành công nghệ số. Khi mạng xã hội, Youtube và các kênh nghe nhạc cá nhân dần thay thế cho các công cụ nghe nhạc cũ thì nhạc Việt, đặc biệt là nhạc trẻ giai đoạn này thực sự bước đến giai đoạn "bão hòa". Cùng với đó là các gameshow mọc lên như nấm, quá nhiều những gương mặt nghệ sỹ và những sản phẩm âm nhạc na ná nhau, thiếu cá tính và bản sắc riêng khiến khán giả dần mệt mỏi và chán nản.

Từ cuối thập niên 90 cho đến nay, trào lưu mạnh mẽ nhất của âm nhạc Việt không thể là thể loại nào khác ngoài VPop (hay còn gọi là nhạc trẻ). Bùng nổ từ 1997, dòng chảy của nhạc Pop có thể nói là ít biến động nhất so với các thể loại âm nhạc khác. Cũng giống như trên thế giới, Pop Việt luôn có một số lượng khán giả ổn định, một "thị phần" lớn mạnh, và kéo theo đó là hiệu quả thương mại từ các sản phẩm âm nhạc của dòng nhạc này cũng khá lớn. Các nhà kinh doanh âm nhạc hay các công ty giải trí không thể bỏ qua thị trường màu mỡ này và ngày càng tìm cách để khai thác cạn kiệt.

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet
VPop đang bọ khai thác một cách cạn kiệt (Ảnh: Zing)

Câu chuyện không hề mới này của nhạc Pop cũng gần như được lặp lại ở dòng nhạc Bolero. Khoảng 5 năm trở lại đây, Bolero và nhạc xưa bùng phát trở lại và thu hút được sự yêu thích, đón nhận của đông đảo khán giả. Tuy nhiên, việc lạm dụng các hình thức kinh doanh thương mại, biến âm nhạc thành công cụ kiếm tiền không hơn không kém, khiến khán giả mệt mỏi vì đâu đâu cũng thấy nhạc Bolero, bật TV là thấy Bolero, thậm chí các nghệ sỹ của dòng nhạc khác cũng "nhảy sang" hát Bolero khiến cho một bộ phận khán giả trở nên "ác cảm" và định kiến với dòng nhạc này.

Sang đến cuối năm 2017 và 2018 thì việc khai thác Bolero cũng gần như chững lại và yên ả hơn, do các nhà đài và các công ty sản xuất âm nhạc, thậm chí cả các nghệ sỹ cũng không còn tìm ra được hướng đi nào mới nữa.

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet
Cuối năm 2017 và 2018 thì việc khai thác Bolero cũng gần như chững lại và yên ả hơn (Ảnh: Vietnamnet).

Với Rock thì câu chuyện có khác đi đôi chút, bởi những dòng nhạc này không mang tính thương mại cao. Tuy nhiên, những người chơi hay nghe nhạc Rock thì hầu hết là những người đam mê thực sự và có cá tính mạnh. Nên khó có sự thỏa hiệp với thị trường để biến đổi đi màu sắc âm nhạc của mình. Tuy nhiên, sự thoái trào của Rock lại là điều dễ hiểu và không thể tránh khỏi.

Sự thoái trào đó không nằm ngoài xu hướng tất yếu của xã hội, của lịch sử và của thẩm mỹ, con người. Rock thậm chí dừng chân sớm hơn các thể loại khác do thiếu sự đầu tư đúng nghĩa và thiếu sự chuyên nghiệp, chỉn chu trong cách thể hiện, điều mà đến nay không còn phù hợp với thẩm mỹ khán giả. Cộng đồng Rock co cụm dần, nhiều nghệ sỹ Rock lui về hậu trường và chỉ chơi những cuộc chơi nhỏ lẻ, mang tính bộc phát.

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet
Sự thoái trào của Rock không nằm ngoài xu hướng tất yếu của xã hội, của lịch sử và của thẩm mỹ của người nghe nhạc. (Ảnh: Dân trí).

Có thể thấy, cả 3 dòng nhạc chính của thị trường nhạc Việt đều đang đi đến đoạn bão hòa, nhạc Việt cố loay hoay cuối năm 2017 nhưng rồi cuối cùng vẫn không tìm ra một hướng đi nào thực sự mới. Các sản phẩm đều hầu như không để lại ấn tượng rõ nét.

Bước sang 2018, hầu như các sản phẩm âm nhạc mới của các nghệ sỹ đều đang bị loạy hoay để khác đi nhưng hầu như đều không có sự khác biệt, các sản phẩm âm nhạc mới từ 2018 đều hầu như không có gì mới hoặc chỉ là "bình mới rượu cũ", như: Potrait của Uyên Linh, Cô ấy sẽ không yêu anh như em của Thu Minh, thậm chí cả Chạy ngay đi của Sơn Tùng hay Bùa Yêu của Bích Phương, Rời bỏ của Hòa Minzy, Ai khóc nỗi đau này của Bảo Anh... đều thực sự không có quá nhiều sự sáng tạo về mặt âm nhạc, hay nói cách khác là các nghệ sỹ đều đang bị rơi vào vòng luẩn quẩn của chính mình mà không có sự tiến bộ thực sự vượt bậc.

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet
Bước sang 2018, nhạc Việt cố loay hoay nhưng rồi cuối cùng vẫn không tìm ra một hướng đi nào thực sự mới (Ảnh: Petrotimes)

Với truyền hình, các cuộc thi âm nhạc dường như cũng "im ắng" hơn, đặc biệt cũng thưa thớt dần các cuộc thi về Bolero do khán giả thực sự không còn hào hứng như trước.

Có thể nói, nhạc Việt giai đoạn này đang bị rơi vào giai đoạn "bội thực" và "bão hòa" cả về mặt ý tưởng và hình thức thể hiện. Tất cả mọi "ngóc ngách", "chiêu trò" dường như đều đã được các nghệ sỹ và ekip sử dụng triệt để. Dễ dàng nhận ra, từ đầu 2018, nhạc Việt gần như im lìm và chững lại đột ngột, giống như một "cơn buồn ngủ" không thể cưỡng lại sau một thời gian mỏi mệt để "chạy đua" và giành thị phần.

Rồi sau "cơn buồn ngủ" này, liệu dòng nhạc nào sẽ lại trỗi dậy và thống lĩnh thị trường âm nhạc Việt?

XEM THÊM:

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet [Phần 2] Khi sự sáng tạo nghệ thuật dần nhường chỗ cho công nghệ tạo 'hit'

Điều nổi trội nhất mà các "Hit Maker" mang đến cho âm nhạc Việt là sự sôi động, nhiều màu sắc và luôn bắt kịp ...

con ngu gat khong the cuong lai cua thi truong nhac viet [Phần 1] Âm nhạc thời công nghệ số: Khi Youtube và Fanpage thành sân chơi chính

Khoảng 10 năm nay với sự xuất hiện của internet với các thiết bị công nghệ số, đặc biệt là smartphone đã khiến âm nhạc ...

chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.