Cụ thể, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do virus Zika với các nội dung sau:
1. Đẩy mạnh công tác điều tra giám sát trường hợp bệnh, thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm (bao gồm cả mẫu huyết thanh và nước tiểu) các đối tượng nghi ngờ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tăng cường lấy mẫu tại các phòng khám (bao gồm cả phòng khám tư nhân) và cộng đồng do người nhiễm virus Zika thường có triệu chứng nhẹ có thể không đến khám và điều trị tại bệnh viện. Kịp thời gửi mẫu bệnh phẩm về Viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán xác định.
2. Thực hiện tốt việc quản lý thai sản, khám sàng lọc phụ nữ có thai nghi ngờ nghiễm virus Zika để tiến hành tư vấn và xét nghiệm khi cần thiết theo hướng dẫn Bộ Y tế đã ban hành.
Công điện khẩn của Bộ Y tế. Ảnh: TTXVN |
3. Tổ chức chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng chống bệnh do virus zika, bệnh sốt xuất huyết”. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Các Viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương trong việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm đúng kỹ thuật, đồng thời chuẩn bị đầy đủ sinh phẩm chẩn đoán để đáp ứng kịp thời cho công tác giám sát, phòng chống dịch.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương triển khai các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế theo quy định.
Theo TTXVN, Virus Zika lây lan sang người chủ yếu khi bị muỗi Aedes aegypti đốt và cũng có thể lây lan qua đường tình dục. Người nhiễm virus Zika có những triệu chứng nhẹ hơn bị sốt xuất huyết hoặc bệnh sốt phát ban - phổ biến nhất khi bị nhiễm là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.
Virus này đặc biệt nguy hiểm đối với các thai phụ bởi nếu người mẹ bị nhiễm, em bé sinh ra có thể mắc dị tật đầu nhỏ hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Virus Zika hiện đã xuất hiện tại hơn 50 quốc gia trên thế giới và bùng phát khắp khu vực Mỹ Latinh.
Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong đợt bùng phát virus Zika này, với khoảng 1,5 triệu bệnh nhân.
Trước đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể như sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới , đến ngày 8/9/2016 đã có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika . Đặc biệt trong những tuần gần đây, dịch bệnh gia tăng chóng mặt tại Singapore và Thái Lan. Trước tình hình dịch bệnh do vi rút Zika trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, chiều ngày 19/9/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế các nước khu vực ASEAN đã tổ chức họp trực tuyến để bàn các giải pháp và đưa ra tuyên bố chung về việc tăng cường phối hợp đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika. Nhằm giám sát chặt chẽ sự lưu hành của vi rút Zika để có các biện pháp phòng chống dịch kịp thời. |
Đô thị 16:10 | 07/02/2020
Lối sống 09:52 | 08/04/2019
Thời sự 04:31 | 02/02/2017
Thời sự 07:18 | 21/12/2016
Thời sự 04:42 | 21/12/2016
Thời sự 11:45 | 20/12/2016
Thời sự 23:53 | 12/12/2016
Thời sự 04:43 | 12/12/2016