Công nghệ giúp gì cho người giảm thính lực và điếc để có thể giao tiếp tốt hơn?

Thông qua trí tuệ nhân tạo, việc chuyển âm thanh thành văn bản giúp ích rất nhiều cho người bị giảm thính lực và điếc nhằm giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống.

Theo đơn vị phát triển Zalo, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để chuyển từ âm thanh thành văn bản và ngược lại hiện đã được thử nghiệm với nhiều tín hiệu tích cực. Với những gì mà đội ngũ xây dựng và phát triển khi làm chủ công nghệ, người bị giảm thính lực hoặc điếc đã có thể giao tiếp tốt hơn qua văn bản, điều mà trước đây rất khó thực hiện được.

"Dự án được chia sẻ mã nguồn mở để cộng đồng đóng góp và hoàn thiện, cũng như tăng chất lượng mẫu thử tốt nhất với những ngữ cảnh phù hợp, nhằm giúp người bị giảm thính lực hoặc điếc dễ dàng hơn trong cuộc sống hàng ngày", Zalo chia sẻ thêm.

Công nghệ giúp gì cho người giảm thính lực và điếc để có thể giao tiếp tốt hơn? - Ảnh 1.

Công nghệ chuyển âm thanh thành văn bản với tạo phụ đề thời gian thực đang giúp người giảm thính lực và điếc giao tiếp tốt hơn. (Ảnh minh họa: Google Voice).

Cùng với Zalo, một dự án khác trong việc xử lý tiếng nói cũng đã được phát triển từ Viettel AI. Thông qua trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuyển âm thanh thành văn bản được triển khai tốt, giúp dễ dàng hơn cho người bị giảm thính lực hoặc điếc.

Với Google, một ứng dụng miễn phí có tính năng tương tự hỗ trợ nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt, giúp người điếc hoặc giảm thính lực giao tiếp nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều.

Mang tên gọi Google Tạo phụ đề trực tiếp (Google Live Transcribe), ứng dụng miễn phí nhằm hỗ trợ người điếc có thể giao tiếp tốt hơn.

Công nghệ giúp gì cho người giảm thính lực và điếc để có thể giao tiếp tốt hơn? - Ảnh 3.

Trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống trong việc tăng cường tương tác. (Ảnh: Google).

Cụ thể, ứng dụng Tạo phụ đề trực tiếp chuyển giọng nói thành văn bản theo thời gian thực, nhờ đó, người điếc hay giảm thính lực có thể dễ dàng tham gia các cuộc trò chuyện hàng ngày chỉ với chiếc điện thoại Android.

Người đối diện nói bất cứ điều gì, ứng dụng cũng đều chuyển lời nói đó thành văn bản trên màn hình điện thoại để người dùng xem và phản hồi.

Được phát triển từ sự hợp tác với Đại học Gallaudet (Mỹ) chuyên dành cho người khiếm thính và người bị suy giảm thính lực, Google Live Transcribe được còn bổ sung thêm nhiều ngữ cảnh để có thể giúp tương tác tốt hơn nhờ vào trí tuệ nhân tạo.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2055, dự kiến trên toàn cầu sẽ có 900 triệu người giảm thính lực. Vì thế, sự phát triển mạnh từ trí tuệ nhân tạo được cho là giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường tương tác để thoải mái hơn trong cuộc sống thường ngày.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.