Công sở: làm thế nào để từ chối?

Khác với những môi trường khác, ở công sở, chúng ta cần có những cách từ chối sao cho người bị từ chối không cảm thấy phật lòng, còn chúng ta thì không phải chịu đựng sự nhờ vậy, ỷ lại của họ nữa. Làm thế nào để từ chối khi đồng nghiệp nhờ cậy sự giúp đỡ?

​Bản thân chúng ta phải thừa nhận một sự thật là chúng ta sẽ không thể nào làm được tất cả mọi việc chúng ta muốn, bởi vì quỹ thời gian thì có hạn và năng lực của chúng ta cũng vậy. Trong môi trường công sở, có nhiều đồng nghiệp (hoặc ngay cả sếp) đôi khi nhờ cậy chúng ta giúp họ giải quyết công việc, điều này nếu ít khi xảy ra thì là bình thường, còn nếu như việc họ liên tục nhờ bạn hỗ trợ cho công việc của họ, trong khi công việc của bạn còn đang là một mớ hỗn độn, thì lúc này bạn cần học cách từ chối.

Khác với những môi trường khác, ở công sở, chúng ta cần có những cách từ chối sao cho người bị từ chối không cảm thấy phật lòng, còn chúng ta thì không phải chịu đựng sự nhờ vậy, ỷ lại của họ nữa. Làm thế nào để từ chối khi đồng nghiệp nhờ cậy sự giúp đỡ?

“Xin lỗi bạn nhưng việc của tôi đang quá tải”

Bạn có thể từ chối thẳng thắn như vậy, một đồng nghiệp tế nhị sẽ không cố nài nỉ bạn giúp đỡ họ chỉ để tốt cho công việc của họ. Rõ ràng là ai cũng có khối lượng công việc cần phải hoàn thành mà. Tuy nhiên, lời từ chối này nên nói khi thực sự công việc của bạn đang quá tải, còn nếu bạn không quá bận rộn thì giúp đỡ người khác là một việc bạn nên làm.

Đừng ngần ngại nói “không”

Đừng ngần ngại nói "Không!"

Cứ tưởng lời từ chối “không! Tôi đang bận/ không giúp bạn được” là một lời dễ dàng, nhưng thực sự đối với những người có tính cả nể thì họ rất khó có thể mở lời nói “không”. Đừng ngần ngại nói “không” với những người thường xuyên nhờ cậy bạn trong khi họ chẳng bao giờ giúp đỡ bạn điều gì, để làm tốt điều này bạn cần hiểu rằng bạn không phải là một “Đấng cứu thế” - bạn không có nghĩa vụ phải giúp đỡ họ hết lần này đến lần khác, và một điều nữa bạn không nên quên, đó là những người thích nhờ vả người khác chỉ là những kẻ lợi dụng mà thôi.

Tử tế cũng là một cái “tội”

Bạn cứ nghĩ mình tử tế nên mình cư xử như vậy là đúng, là nên. Thực tế, bạn luôn phải chịu thiệt thòi trước những kẻ không biết điều mang danh đồng nghiệp. Khi mà khối lượng công việc đều như nhau, bạn đang phải giải quyết công việc của bạn, giờ lại xử lý nốt công việc cho họ, họ đi chơi thoải mái còn bạn hì hục ở văn phòng đến tận khuya. Thật chẳng hợp lí chút nào bởi vì bạn đã tự biến mình thành kẻ ngốc.

Từ chối sếp

Chúng ta đều có khổi lượng công việc cần phải hoàn thành đúng deadline

Hãy nhớ đến câu chuyện của một con lừa, nó đã ngã khuỵu xuống khi lão lái buôn vắt chiếc áo lên lưng nó. Lão lái buôn bực tức nạt nộ: “Có mỗi cái áo mà cũng không chở được”. Thực tế thì trên lưng nó đã có vài bao tải hạt ngô, thêm vài cái cày ở ruộng chở về, giữa đường lão chất lên lưng nó hai bó củi rồi đi một quãng đường vài dặm để về nhà, nó gục ngã đâu phải vì cái áo.

Bạn cũng vậy. Nếu bạn không học cái từ chối sếp thì bạn sẽ rơi vào tình trạng hệt như con lừa kia, sếp thấy bạn không kêu ca liền nghĩ là bạn làm được, và muốn giao thêm việc cho bạn, cứ thế cho đến khi bạn kiệt sức vì sự cả nể và ấu trĩ của mình. Sếp sẽ đánh giá bạn là kẻ không có năng lực.

Hãy mạnh dạn từ chối sếp, rằng với khối lượng công việc như thế này bạn không thể đảm nhiệm thêm được nữa. Nếu nhận thêm thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không tốt, bản thân sếp là người hiểu hơn ai hết về kết quả cuối cùng.

Từ chối một lời đề nghị hợp tác

Đồng nghiệp hoặc đối tác hay bạn bè đưa cho bạn một kế hoạch làm ăn mà theo họ là “ngon ăn” nhưng bạn lại thấy kế hoạch đó thật “khó nhằn”. Làm sao để từ chối mà không khiến họ bị tụt hứng? “Ồ! Kế hoạch hay đấy nhưng nó không phù hợp với tôi lắm, vì...” hãy liệt kê một vài nhược điểm của bạn để thấy bạn không phù hợp với kế hoạch mà họ đưa ra. Sau cùng, kể cả họ có bực mình vì sự “nông cạn” của bạn thì bạn cũng sẵn sàng chấp nhận với điều ấy, chúng ta sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người. Hãy từ chối nếu bạn không muốn tham gia, đó chính là quyền của bạn.

chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.