Ảnh minh họa. |
Nhiều nước cấm hoàn toàn "taxi công nghệ"
Thời gian gần đây, "cuộc chiến taxi công nghệ và truyền thống" vẫn đang tiếp diễn khi Grab, Uber... đang có xu hướng bị quản lý như taxi truyền thống. Vậy trên thế giới, "taxi công nghệ" như Uber, Grab bị cấm, quản... như thế nào?
Theo TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, tại Mỹ - nơi Uber khởi nghiệp, có bang cho phép hoạt động, có bang cấm.
"Tại một số bang ở Mỹ cho phép Uber hoạt động khi có vấn đề cũng tiến hành siết chặt quản lý và Uber có thể dừng hoặc thu hẹp hoạt động.
Tại một số quốc gia khác, Uber cũng tự rút ra vì nếu tiếp tục hoạt động có thể đối diện với việc bị phạt lớn hơn thu nhập.
Ví dụ, tại Canada, Uber tuyên bố rút ra khỏi thị trường này khi bang Quebec thông qua việc toàn bộ lái xe Uber phải trải qua sát hạch về lý lịch, tiền sử, năng lực lái xe, trải qua 35 tiếng đồng hồ tập huấn như lái xe taxi.
Hay, tại Australia, nhiều bang đầu tiên không cho Uber hoạt động nhưng sau đó lại cho phép và thông qua đạo luật bắt buộc toàn bộ tài xế phải đăng ký mã số thuế, đóng thuế cho cơ quan quản lý, thậm chí phải nộp 1 USD cho mỗi chuyến xe để đưa vào quỹ tài trợ cho DN taxi truyền thống…
Đây là chính sách 1 USD/1 chuyến đi vì uber làm ảnh hưởng đến taxi truyền thống", TS Minh thông tin.
Theo TS Trần Hữu Minh, có nhiều quốc gia cấm hoàn toàn hoạt động của Uber như Bungary, Hungary, Nhật, Đài Loan (Trung Quốc), Đức...
'Taxi công nghệ' Grab, Uber vẫn cần phải... quản?
Rất nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng không nên cấm "taxi công nghệ" Grab, Uber nhưng cũng cần phải có chế tài ... |
TS Trần Hữu Minh. Ảnh: Khánh Linh |
Cũng loay hoay tìm cách quản lý?
Ông Minh cho biết, tại Banglades cũng có tình trạng như chúng ta khi Uber vào vận hành từ 2016. Nhà chức trách nước này tuyên bố đây là hoạt động bất hợp pháp nhưng Uber ại được người dân hưởng ứng và nước này đang loay hoay tìm cách quản lý.
"Tòa Công lý châu Âu mới ra phán quyết hoạt động của Uber là hoạt động kinh doanh vận tải, dù trước đó Uber đã đưa ra các lập luận rằng họ là cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin kết nối.
Tại Pháp, Uber cũng đang đối diện với nhiều phản đối và lệnh cấm do xe của Uber không có giấy phép, bảo hiểm theo quy định.
Trong khi đó, điều kiện kinh doanh vận tải của Ấn Độ rất giống với Việt Nam khi yêu cầu về con người, GPS, số lượng... Khi Uber vào Ấn Độ cũng không đáp ứng được yêu cầu nên họ đối diện với lệnh cấm.
Đáng chú ý là tại Hàn Quốc, Uber bị cấm hoàn toàn. Nhưng Hàn Quốc lại cho phép một loại hình giống Uber của nội địa hoạt động. Tại thủ đô Seoul có 70 nghìn xe taxi, trong đó 35 nghìn xe là của mô hình hợp tác xã, còn 35 nghìn kia là của hộ cá thế.
Tất cả xe của các hộ này đều phải đeo mào như taxi, có đồng hồ tính tiền, có nhận diện, có đăng ký mã số thuế, và đóng thuế nhưng lại dùng nền tảng kết nối y như Uber.
Nhìn chung, có nhiều quốc gia cấm, cho phép hoạt động một phần hoặc hoạt động bình thường", TS Minh chia sẻ.
Ông Minh cho rằng, loại hình dịch vụ vận tải Uber, Grab mang đến lợi ích nhất định cho người dân và làm thay đổi không nhỏ thị trường vận tải.
Loại hình kinh doanh này mang lại lợi ích nhất định cho người dân, song cũng tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét tổng thể để quản lý.
"Bởi dù có thể tốt cho người dân, nhưng tổng thể lợi ích kinh tế, xã hội chưa tốt, thì cơ quan quản lý vẫn phải can thiệp. Tôi nghĩ đó là việc hết sức bình thường.
Nhìn từ các nước Uber hoạt động, có thể thấy loại hình dịch vụ này khi được ứng dụng đều xung đột với các DN vận tải truyền thống và cơ quan quản lý.
Vấn đề là cần ngồi lại để bàn một giải pháp hợp lý tích cực chứ không nên đẩy lên thành tranh cãi pháp lý", TS Minh nhận định.
Giám đốc Vinasun: '90% tài xế mua xe mới để chạy Grab, Uber'
Chủ tịch hiệp hội taxi TP HCM cho biết ở Việt Nam thực chất có đến 90% tài xế đầu tư, mua xe mới chứ không ... |
Không quản lý được Uber, Grab do chưa được định danh loại hình
Nhiều vị đại diện taxi truyền thống cho rằng cơ quan chức năng không quản lý được Uber-Grab do chưa định danh được loại hình ... |