Bức ảnh chụp bà Yingluck Shinawatra, cựu tổng thống Thái Lan ở London xuất hiện trên mạng không đề ngày tháng - Ảnh: TWITTER/ANDREW MACGREGOR MARSHALL
Theo báo The Nation, công tố viên Thanakit Worathanachakul thuộc Văn phòng Tổng công tố Thái Lan nhận định nhiều khả năng bà Yingluck đã nộp đơn hoặc chuẩn bị nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Anh.
Ông Worathanachakul cho biết điều kiện để xét được tị nạn chính trị tại Anh là người xin tị nạn phải trình ra được bằng chứng cho thấy họ có nguy cơ bị ngược đãi, xâm hại thân thể hoặc đối mặt với việc tố tụng pháp lý không công bằng vì lý do chính trị ở quê nhà.
Các đương đơn có thể xin tị nạn chính trị ở Anh dựa trên các lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc chính trị. Sau đó, họ sẽ được giới chức Anh phỏng vấn, xem xét hồ sơ và các bằng chứng mà đương đơn và luật sư cung cấp.
Nếu được Bộ Nội vụ Anh chấp nhận, bà Yingluck có thể ở lại Anh trong 5 năm và sau đó có thể xin được gia hạn thêm 5 năm nữa. Nếu không được chấp nhận, bà Yingluck có thể khiếu nại lên tòa án và trong thời gian đó bà vẫn có thể được phép lưu lại Anh vì lý do nhân đạo.
Ngày 6-1, tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan - đại tướng Chaktip Chaichinda - cho biết nước này đã liên lạc với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) để tìm cách đưa bà Yingluck về nước sau khi các bức ảnh mới nhất của bà Yingluck tại London được xác nhận là thật.
Nhà chức trách Thái Lan nhận định nhiều khả năng bà Yingluck đã di chuyển qua nhiều nước và nhập cảnh vào Anh bằng hộ chiếu nước khác do hộ chiếu Thái Lan của bà đã bị hủy.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát độc lập, việc Bangkok truy nã bà Yingluck chỉ là "động tác giả" nhằm trấn an dư luận vì suy cho cùng, việc anh em nhà Shinawatra rời khỏi đất nước giúp Thái Lan tránh một cuộc đổ máu mới.
Uy tín của gia đình Shinawatra vẫn còn rất lớn trong tầng lớp dân nghèo Thái Lan.
Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ chính thức đối thoại vào thứ ba tuần tới
Lần đầu tiên sau 2 năm, Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức các cuộc đối thoại cấp cao vào tuần tới để thảo luận ... |