Đà Nẵng: Công trình hơn 100 tỉ đồng không thể xử lí được nước thải vì… bị ngập

Đơn vị điều hành dự án cho rằng cần phải xả nước thải trong hồ Thanh Lộc Đán ra sông Phú Lộc thì hệ thống xử lí nước thải mới hoạt động được.

Hồ điều tiết Thanh Lộc Đán (thường gọi là hồ Bàu Trảng, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) có diện tích hơn 1,4 hecta nhiều ngày nay vẫn đang bốc mùi thôi thối nồng nặc do nước thải chưa được xử lý, mặc dù công trình xử lý nước thải đặt tại khu vực này đã hoàn thành.

Theo phản ánh của người dân, hiện nguồn nước dưới hồ đen ngòm và đặc sệt khiến ai cũng không dám ra khỏi nhà vì lo sợ ô nhiễm. UBND quận Thanh Khê cho biết, khu vực này có đến hơn 300 hộ dân thuộc phường Thanh Khê Tây đang sinh sống và bị ảnh hưởng bởi môi trường bị ô nhiễm.

Đà Nẵng: Công trình hơn 100 tỉ đồng không thể xử lý được nước thải vì… bị ngập - Ảnh 1.

Công trình xử lý nước thải đã hoành thành nhưng nước thải vẫn chưa được xử lý.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án thi công thu gom và xử lý nước thải từ kênh Phần Lăng ra hồ Bàu Trảng có tổng mức đầu tư gần hơn 100 tỉ đồng được gia hạn đến tháng 4/2019 và hiện đã hoàn thành.

Tuy nhiên, nhiều ngày nay, người dân địa phương lại tỏ ra khó hiểu và bức xúc về việc công trình xử lý nước thải lại không hoạt động, trong khi nước thải lại tiếp tục chảy dồn về lòng hồ, gây ô nhiễm nặng.

Lý giải về nghịch lý này, ông Lương Thạch Vỹ, Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (đơn vị điều hành dự án) cho rằng nguồn nước thải tại hồ Thanh Lộc Đán hiện đang cao hơn mực nước sông khoảng 1,5m. Do ở mức cao khiến hệ thống xử lý nước thải và các đường ống dẫn của công trình xử lý đang bị ngập nên không thể xử lý được nước thải.

"Phía đơn vị đã có văn bản trình UBND TP Đà Nẵng về việc xin được mở van cửa xả tại Phú Lộc để xả toàn bộ lượng nước thải tại hồ Thanh Lộc Đán xuống 1,5 m. Khi đó, mực nước thải ở mức vừa đủ để đơn vị cho dẫn nước thải vào đường ống dẫn nước thải vào trạm và bắt đầu xử lý đạt chuẩn, trước khi cho ra môi trường" – ông Vỹ phân trần.

Đà Nẵng: Công trình hơn 100 tỉ đồng không thể xử lý được nước thải vì… bị ngập - Ảnh 2.

Hồ Thanh Lộc Đán tràn ngập nước thải bốc mùi hôi thối khủng khiếp.

Theo ông Vỹ, công trình xử lý nước thải tại lòng hồ Thanh Lộc Đán nằm trong một phần gói thầu của Dự án xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải bao quanh kênh Phần Lăng và tuyến ống bao thu lẫn trạm bơm nước thải dọc tuyến Nguyễn Tất Thành (thuộc dự án phát triển bền vững của TP Đà Nẵng) có tổng mức đầu tư hơn 136 tỉ đồng. Dự án được thi công từ tháng 12-2017, dự kiến hoàn thành vào tháng 4-2018.

Do chậm tiến độ nên sau đó, đích thân ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng đã trực tiếp đi kiểm tra và yêu cầu đơn vị liên quan phải thi công hoàn thành trước tháng 4-2019.

Qua trao đổi, ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, khẳng định: "Phía đơn vị chỉ thực hiện việc tiếp nhận dự án xử lý nước thải khi công trình đã hoàn thành và có vận hành thử trước đó. Đối với công trình xử lý tại hồ Thanh Lộc Đán, hiện Công ty vẫn chưa nhận được thông tin hoặc văn bản nào từ phía Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên về việc tiếp nhận dự án".

Về thông tin mở van để nước thải từ hồ Thanh Lộc Đán chảy tràn ra cửa xả Phú Lộc nhằm hạ mực nước xuống 1,5 m theo như ý kiến của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên, ông Mã cho rằng nếu làm như vậy thì không đúng vì đây là hành vi xả nước thải ra môi trường khi chưa được xử lý.

Ngoài ra, việc xả nước thải ra môi trường như trên nếu có sẽ bị người dân phản đối vì khu vực này đang là "điểm nóng" về ô nhiễm.

Theo nhiều chuyên gia, phương án tối ưu nhất hiện nay là phải dùng máy bơm công suất lớn để bơm nước từ lòng hồ ra để đưa về trạm xử lý nước thải, rồi mới thải ra môi trường là hợp lý nhất.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.