Đại biểu Quốc hội: 'Ai cho Cục nghệ thuật quyền cấp phép Quốc ca?'

Hiến pháp 2013 quy định Quốc ca nước CHXHCN Việt Nam là bài Tiến quân ca. "Vậy đơn vị nào cho phép Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho Quốc ca?", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi. 

Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó đáng chú ý nhất có ca khúc Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội cho biết ông không hiểu việc cấp phép này là như thế nào, vì bản chất của việc cấp phép là để một ca khúc nào đó được biểu diễn, bảo đảm tính chính trị, không lưu hành những tác phẩm đồi truỵ, độc hại, hoặc là để bảo đảm bản quyền.

dai bieu quoc hoi ai cho cuc nghe thuat quyen cap phep quoc ca

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

"Tiến quân ca là tài sản quốc gia. Khoản 3 điều 13 Hiến pháp năm 2013 quy định rất rõ quốc ca của Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca. Vậy thì còn cần phải cấp phép nữa hay sao?", ông đặt câu hỏi.

Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, Cục nghệ thuật biểu diễn phải trả lời câu hỏi "tại sao Hiến pháp đã quy định rồi lại còn phải cấp phép? Việc cấp phép này nhằm mục đích gì?".

"Ai cho ông quyền cấp phép cái này? Quốc hội, Chính phủ có cho cấp phép không? Đây là tài sản quốc gia được công nhận. Đây là vi phạm pháp luật chứ không còn là lạm quyền nữa", ông Nhưỡng nói.

Còn đại biểu Dương Trung Quốc thì cho rằng, với những tác phẩm âm nhạc đã đi vào đời sống từ lâu thì "cấp phép" là thủ tục, không cần thiết.

"Hãy quan tâm đến những gì bức xúc rồi gỡ ra chứ không phải cứ để như tạo dấu ấn của mình ở tất cả mọi nơi, thể hiện quyền lực của mình một cách vô lối", ông nói.

Theo ông Quốc, cần phải xem ý nghĩa cấp phép ở đây là gì. Chức năng của Cục nghệ thuật biểu diễn đúng là kiểm soát các hoạt động có tính chất kinh doanh hoặc công cộng, bảo vệ bản quyền, không nên "đi từ cực này sang cực kia".

"Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định lại cho rõ chức năng của Cục này, bởi vì, làm việc cấp phép này rất vất vả cho cả người làm cũng như người khác nữa, tức là làm phiền lẫn nhau", đại biểu Dương Trung Quốc đề xuất.

dai bieu quoc hoi ai cho cuc nghe thuat quyen cap phep quoc ca

Đại biểu Dương Trung Quốc.

Đối với việc cấp phép cho một số bài hát trước cách mạng, đại biểu Quốc cho rằng ngành Văn hóa cần rà soát lại một loạt chứ không nên nhỏ giọt. Theo ông, tính từ thời điểm giải phóng miền Nam đến nay đã có hơn 40 năm, Việt Nam lại có cả một cơ chế, viện nghiên cứu, chuyên gia có kiến thức, hiểu biết.

"Họ có thể tìm đánh giá lại di sản của âm nhạc để thấy cái gì hợp, không hợp nữa thì có một cái kiến nghị.

Cục nghệ thuật biểu diễn cần dựa vào kết quả ấy chứ không phải là người có quyền, cho phép. Bởi, cứ nghĩ mình có quyền cho phép, không cho phép nên mới có chuyện. Cấp phép không thuộc về quản lý mà về năng lực đánh giá chuyên môn", ông Quốc khẳng định.

Ông giải thích, Cục trưởng nghệ thuật biểu diễn chỉ là nghệ sĩ biên soạn sân khấu làm sao có thể thẩm định được. Vậy nên phải dựa vào bộ máy là các hội đồng nào đó. Có thể là tổ chức các đề tài nghiên cứu để đánh giá toàn bộ di sản, trở thành cơ sở khoa học để Cục xử lý, không để nhỏ giọt nhằm thể hiện quyền lực và hình thành quan hệ xin cho.

"Tôi đề nghị Bộ Văn hoá đánh giá, xác minh lại và công bố cho mọi người cái quyền của Cục đến đâu, không lẫn lộn.

Nếu tự khoác cho mình trách nhiệm thì cũng nặng nề, chứ không thuần túy là tiêu cực, xin cho. Cần xác định chức năng để Cục này phát huy tốt vai trò, tạo môi trường âm nhạc tốt", ông nói.

Tiến quân ca ra đời tháng 10/1944 khi tác giả Văn Cao mới 21 tuổi. Ngày 22/12/1944, bài Tiến quân ca được sử dụng làm bài ca chính thức của 34 chiến sĩ đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Ngày 16-17/8/1945 tại Đại hội quốc dân đồng bào Tân Trào, Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ trung ương lâm thời. Tiến quân ca ra mắt lần đầu tại quảng trường Nhà hát lớn trong cuộc mít tinh biểu dương lực lượng của nhân dân Hà Nội ủng hộ mặt trận Việt Minh ngày 19/8/1945.

Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, hàng triệu quần chúng nhân dân đã hát vang bài Tiến quân ca trong lễ chào cờ tại buổi Lễ tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 1 (tháng 3/1946), Tiến quân ca chính thức được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và được ghi vào Điều 3 của Hiến pháp năm 1946.

Hơn 70 năm qua, bài Tiến quân ca đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ tổ quốc. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục ghi nhận “Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca”.

dai bieu quoc hoi ai cho cuc nghe thuat quyen cap phep quoc ca Nhiều ca khúc của cố nhạc sĩ Phạm Duy bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn làm sai lệch

Sai sót này đã được nhiều người phát hiện trong danh mục ca khúc được phổ biến của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

dai bieu quoc hoi ai cho cuc nghe thuat quyen cap phep quoc ca Chúng ta đã hát Quốc ca 'chưa được phổ biến' hơn 60 năm qua?

Liên quan đến thông tin Cục nghệ thuật biểu diễn cập nhật hơn 300 ca khúc được phổ biến rộng rãi, trong đó có “Tiến ...

dai bieu quoc hoi ai cho cuc nghe thuat quyen cap phep quoc ca Phó Thủ tướng chỉ đạo không cần cấp phép phổ biến bài hát đã quen thuộc

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chấn chỉnh việc cấp phép phổ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.