Đất nền các tỉnh giáp ranh Sài Gòn bị ảnh hưởng sau vụ Alibaba?

Theo đại diện của Công ty DKRA Việt Nam, sự quan tâm đất nền các tỉnh giáp ranh TP HCM đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm sau vụ việc bắt tạm giam, khởi tố các lãnh đạo Alibaba.

Dự án nhà phố, biệt thự tiêu thụ thấp

Vừa qua, Công ty DKRA Việt Nam công bố báo cáo thị trường bất động sản TP HCM quí III.

Theo đó, quý III thị trường chỉ có một dự án nhà phố, biệt thự được đưa ra với nguồn cung 30 căn, giảm 17% cùng kỳ năm trước. Lượng tiêu thụ chỉ 20 căn, đạt 67% và giảm tới 93% quý liền trước.

Khu Đông TP HCM vẫn dẫn đầu nguồn cung mới. Tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ không cao, chỉ chiếm 17% cơ cấu và bằng 2% tỷ lệ hấp thụ nguồn cung sơ cấp theo khu vực.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận phân phối và tiếp thị DKRA cho rằng, khi tỷ lệ hấp thụ ở khu Đông (nhà phố, biệt thự cao cấp) giảm đi thì khu Bắc TP HCM lại trở hút hàng với các nhà phố, biệt thự ở mức giá 10 - 15 tỷ đồng/căn.

Ông Hoàng cho hay, thị trường bất động sản TP HCM quý IV thì đất nền vẫn là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu. Các dự án được triển khai đa phần sẽ có quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở vùng ven như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh...

Đối với nhà phố, biệt thự, nguồn cung mới sẽ tăng trong quý cuối năm, dao động ở mức 400 – 600 căn. Khu Đông tiếp tục dẫn đầu thị trường về nguồn cung phân khúc này. Sức cầu thị trường có thể tăng nhẹ nhưng khó có sự đột biến.

Đất nền các tỉnh giáp ranh Sài Gòn bị ảnh hưởng sau vụ Alibaba? - Ảnh 1.

Đất nền các tỉnh giáp ranh TP HCM trầm lắng

Theo DKRA, quý III chỉ có 3 dự án mới ra mắt thị trường, cung cấp 473 nền, giảm 38% cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 75%, tăng không đáng kể so với 2 quý đầu năm. Xét trong 3 năm qua, nguồn cung đất nền đang giảm dần, đặc biệt giảm từ năm 2018 qua 2019.

Theo khảo sát của DKRA giá bán đất nền ở khu Đông TP HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) khá khác biệt, dao động khoảng 23 - 180 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Đây là mức giá cao nhất toàn thị trường. Khu Nam (quận 7, 8, Nhà Bè) với giá cao nhất 120 triệu đồng/m2.

Đại diện DKRA nhận định đất nền Long An và Đồng Nai khá sôi động, ngược với thị trường TP HCM. Thị trường Long An có khoảng 1.200 nền còn Đồng Nai khoảng 600 nền, tập trung quanh khu vực sân bay Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch.

Vị này nhấn mạnh sự quan tâm đất nền các tỉnh giáp ranh cũng đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm sau vụ việc bắt tạm giam, khởi tố lãnh đạo Alibaba mới đây.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.