Đâu rồi sân chơi thực sự dành cho khán giả trên truyền hình?

Trước sự bão hòa của truyền hình thực tế và các gameshow về âm nhạc, hài kịch, khán giả đang dần thiếu đi những sân chơi thật sự, khi hầu hết các chương trình hiện nay đều dành cho người nổi tiếng hoặc những thí sinh có tài năng ca hát, biểu diễn.  

Trước sự bão hòa của truyền hình thực tế và các gameshow về âm nhạc, hài kịch, khán giả đang dần thiếu đi những sân chơi thật sự, khi hầu hết các chương trình hiện nay đều dành cho người nổi.

Đối với những khán giả thuộc thế hệ 8x và 9x đời đầu, hẳn sẽ không quên giai đoạn 2001 – 2007, thời điểm mà các đài truyền hình mới bắt đầu thi nhau sản xuất hàng loạt các gameshow hấp dẫn để thu hút sự theo dõi của khán giả.

Có thể kể đến một số cái tên “gây thương nhớ” như: Vui để học, Trúc xanh, Hát với ngôi sao, Nốt nhạc vui, Siêu thị may mắn, Chung sức, Kim tự tháp… (Đài HTV), Hành trình văn hóa, Ở nhà chủ nhật, Trò chơi âm nhạc, Vườn cổ tích, Tam sao thất bản… (Đài VTV).

dau roi san choi thuc su danh cho khan gia tren truyen hinh
Một số gameshow trên đài VTV được khán giả yêu thích giai đoạn 2001 - 2007.

Điểm chung của các gameshow này là đối tượng người chơi dành cho những khán giả bình thường, là nơi mà bất cứ ai cũng có cơ hội “được lên tivi” hoặc thể hiện tri thức, tài năng của mình về các lĩnh vực trong cuộc sống.

Chẳng hạn, Trúc xanh là gameshow dành cho những ai yêu thích kho tàng ca dao – tục ngữ dân tộc, thông qua hình thức lật ô số và ghép những bức hình giống nhau để ghi điểm.

Hành trình văn hóa lại gây ấn tượng bằng những kiến thức hay về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới và Việt Nam, cũng như khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống mà không phải ai cũng biết.

Dù không có các khách mời là những người nổi tiếng, cũng không có format huấn luyện viên hay biểu diễn hài kịch, ca hát, các gameshow này vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả vào thời điểm ấy.

Bởi, không đơn thuần là một gameshow mà qua đó, khán giả được mở rộng tầm tri thức , trau dồi và tiếp thu nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu trong cuộc sống, củng cố lại nền tảng hiểu biết của mình.

Người chơi thuộc mọi tầng lớp, hầu như ai cũng có thể đăng ký tham gia: sinh viên, nhân viên văn phòng, các bà nội trợ… Yếu tố tri thức được đề cao hơn là yếu tố tài năng “bẩm sinh”.

dau roi san choi thuc su danh cho khan gia tren truyen hinh
Những chương trình quen thuộc với khán giả ngày ấy vào mỗi buổi tối bây giờ chỉ còn là dĩ vãng.

Tuy nhiên, theo quy luật của truyền hình, các gameshow dần bị thoái trào và đa số đều bị “khai tử”. Một số gameshow buộc phải thay đổi format dành cho người nổi tiếng như Chung sức cũng đành “tạm biệt” khán giả vào giữa năm 2016 sau 12 năm lên sóng và “cầm cự”.

Thậm chí, ngay cả Chiếc nón kỳ diệu, một chương trình dài hơi của VTV cũng nói lời chia tay khán giả vào ngày 24/12/2016 sau 16 năm “sứ mệnh” của mình.

Truyền hình thực tế bắt đầu “xâm nhập” thị trường Việt Nam từ sau 2007 với chương trình đầu tiên là Thần tượng âm nhạc Việt Nam, rồi sau đó là Vietnam’s Nex Top Model (2010), Giọng hát Việt (2012), Cuộc đua kỳ thú (2012), Giọng hát Việt Nhí (2013), The Face (2016)…

Cùng với đó là sự “nở rộ” của nhiều chương trình về âm nhạc, hài kịch khiến khán giả đang bắt đầu “bội thực” và các sân chơi về trí tuệ dường như “vắng bóng” trên màn ảnh nhỏ hoặc không còn ấn tượng như trước.

dau roi san choi thuc su danh cho khan gia tren truyen hinh
Thời đại truyền hình thực tế lên ngôi, "nhấn chìm" gameshow trên màn ảnh nhỏ.

Đối tượng người chơi cũng bị thu hẹp dành cho người nổi tiếng, những nghệ sĩ trẻ đang muốn khẳng định bản thân hoặc những bạn trẻ có khả năng ca hát, diễn xuất. Nói tóm lại, nếu không có tài năng hoặc không phải là nghệ sĩ, khán giả khó có cơ hội được tham gia các chương trình này.

Những sân chơi thực sự dành cho khán giả trên truyền hình, khi nào mới trở lại? Đây là câu hỏi “muôn thuở” mà các thế hệ khán giả 8x – 9x đời đầu chắc chắn luôn nhớ và bồi hồi khi nhắc lại tên các gameshow đình đám của ngày xưa, bây giờ chỉ còn là hồi ức.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.