ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: ‘Bờ sông Sài Gòn chỉ dành cho người giàu...’

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị TP.HCM, cho rằng bờ sông Sài Gòn đang bị tư nhân hóa để phục vụ cho người giàu chứ không phải cho hơn 10 triệu dân ở TP.HCM.
dbqh truong trong nghia bo song sai gon chi danh cho nguoi giau 56427
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu. ẢNH: TRUNG HIẾU

Sáng 18.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng với các ĐBQH đơn vị TP.HCM làm việc với UBND TP.HCM, giám sát về tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở TP.HCM.

Phát biểu tại buổi làm việc, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho biết đang có tình trạng phải chung chi, lót tay, bôi trơn mới xong việc, nếu không việc làm giấy tờ, chứng nhận sẽ mất rất nhiều thời gian. Ông Nghĩa cho hay vẫn có tình trạng người “làm bừa, làm càn”, xây bừa nhà đất rồi bán, mà không ai xử lý, thậm chí không xử lý được hoặc xử lý bằng cách "phạt rồi cho tồn tại".

“Nếu chậm xử lý, xử lý nương tay thì sẽ khuyến khích sai phạm. Nhiều vi phạm đang diễn ra giữa ban ngày: lấp sông, xây cao ốc không phép giữa trung tâm...”, ông Nghĩa nói.

Bờ sông Sài Gòn bị lấn chiếm, việc phân lô bờ sông bị nhóm lợi ích chi phối

Ông Nghĩa nói thẳng lo lắng của mình về các bờ sông, bờ biển hiện đang bị tư nhân hóa, trong khi ở nhiều nước, bờ sông là không gian công cộng, phục vụ công chúng. Theo ông Nghĩa, tình trạng tư nhân hóa bờ sông Sài Gòn đang diễn ra phổ biến là rất đáng lo ngại.

dbqh truong trong nghia bo song sai gon chi danh cho nguoi giau 56427
Một đoạn sông Sài Gòn chảy qua thành phố. ẢNH: HACHI

“Tôi thấy bờ sông Sài Gòn ở TP.HCM dường như là của một số người giàu, người có tiền chứ không phải là không gian công cộng, là mảng xanh, là công viên phục vụ cho hơn 10 triệu người dân TP đến vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi. Con sông Sài Gòn rất đẹp chạy qua TP nay đang bị lấn chiếm, phân lô bờ sông thì bị nhóm lợi ích chi phối”, ông Nghĩa thẳng thắn nêu.

Ông Nghĩa đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết những thông tin quản lý bờ sông Sài Gòn trong thời gian qua: Những dự án, những khu vực bờ sông Sài Gòn nào được cấp cho tư nhân mà người dân không được đi vào? Nhiều khu vực lấn sống trái phép bị báo chí phát hiện đã giải quyết đến đâu?.

“Sở Quy hoạch Kiến trúc TP đang xem xét cấp phép tiếp cho những dự án nào? Kế hoạch quy hoạch hai bờ sông Sài Gòn để phục vụ cho 10 triệu dân TP.HCM ra sao? Các ĐBQH cần biết thông tin để xem cách làm trong mười mấy năm qua đúng luật hay sai luật? Nếu sai là lỗi của ai?”, ông Nghĩa yêu cầu.

dbqh truong trong nghia bo song sai gon chi danh cho nguoi giau 56427
Một đoạn sông Sài Gòn chảy xuyên qua lòng thành phố. Ảnh: Diệp Đức Minh

Cảnh giác với cách thức người nước ngoài sở hữu đất ở những khu vực quan trọng

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa lo lắng về tình trạng đang có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng không mở công ty mà mua lại công ty của người Việt.

Ông Nghĩa cũng đặt ra nỗi lo ngại những "ý đồ xâm lấn chủ quyền" thông qua con đường kinh tế, đầu tư trực tiếp để sở hữu quyền sử dụng đất ở những khu vực quan trọng.

“Con đường di dân là mua nhà, mua cửa, kết hôn với người Việt. Đến nay chính sách chung vẫn là nước ngoài phải thuê đất 50 năm nhưng nay doanh nghiệp nước ngoài gặp dân trực tiếp để thương lượng mua đất.

Nếu không cảnh giác điều này, chúng ta dần dần mất chủ quyền về đất đai. Không thể vì quyền lợi của doanh nghiệp muốn bán được nhà mà ưu ái cho người nước ngoài. Kinh nghiệm nhiều quốc gia đối với vấn đề đất đai vẫn là hạn chế sở hữu và chuyển nhượng đất đai đối với người nước ngoài”, ông Nghĩa cảnh báo.

dbqh truong trong nghia bo song sai gon chi danh cho nguoi giau 56427 TP HCM khởi công cây cầu trị giá 500 tỷ qua đảo Kim Cương

Cầu qua đảo Kim Cương dài 291 m, rộng 22 m, 4 làn xe và có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Công ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.