Đề xuất hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp du lịch hoàn huỷ tour cho khách không thể thực hiện được chuyến đi do Covid-19

Đây là một nội dung trong những đề xuất bổ sung giải pháp khắc phục khó khăn cho ngành du lịch do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch.

Ngày 9/4, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, ngày 19/3/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 1156/BVHTTDL-TCDL đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

Hiện nay, một số giải pháp đang được Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét, tháo gỡ. Bên cạnh những nội dung đã được đề xuất, trên cơ sở tổng hợp các kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất bổ sung thêm một số giải pháp. 

Cụ thể, đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động: 

Hỗ trợ gói tài chính cho các doanh nghiệp du lịch trong việc hoàn huỷ tour thay vì thực hiện huỷ tour, gói tài chính này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành "phiếu mua tour" có thời hạn 12-18 tháng với giá trị tương đương tour đã đặt cho các khách hàng không thể thực hiện được chuyến đi do tình hình dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng khác. 

Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), người lao động mất việc làm trong cơ sở lưu trú du lịch (đề nghị đưa các đối tượng này vào diện được hỗ trợ trong gói 62.000 tỉ giúp người dân gặp khó khăn chống dịch bệnh). 

Đề xuất bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Khách du lịch tham quan di tích trong tour du lịch "Huế - một điểm đến 5 di sản." (Ảnh: Quốc Việt)

Ngoài ra, miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa; thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2020. Đầu tư cho các cơ sở đào tạo du lịch có áp dụng chương trình giáo dục trực tuyến đào tạo cấp theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam: Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp hạ tầng phục vụ dạy và học trực tuyến; hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy học trực tuyến; hỗ trợ xây dựng/nâng cấp chương trình học trực tuyến; hỗ trợ công tác tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch công nhận kết quả học tập và tuyển lao động có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến tại các cơ sở đào tạo du lịch. 

Áp dụng chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho các cơ sở đào tạo du lịch và các học viên tham gia các chương trình đào tạo lại, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam. Trong giai đoạn còn dịch, cần hỗ trợ tự đào tạo trực tuyến hoặc theo nhóm nhỏ tại doanh nghiệp. Đến khi kết thúc dịch, hỗ trợ cho các địa phương đào tạo nghiệp vụ cho hướng dẫn viên tại điểm, điều hành tour, cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là các homestay. 

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia xúc tiến du lịch quốc gia. Doanh nghiệp không phải đóng bất kì khoản chi phí nào và được hỗ trợ chi phí thị thực, hỗ trợ chi phí vé máy bay cho 1 cán bộ/doanh nghiệp du lịch tham gia chương trình. 

Bộ cũng kiến nghị Chính phủ đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành giải phóng tiền đặt cọc mua vé máy bay trong thời gian dịch bệnh. 

Đặc biệt, cho phép doanh nghiệp du lịch và người lao động chậm nộp bảo hiểm xã hội năm 2019, năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021. 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề xuất các giải pháp đối với các kịch bản khống chế dịch bệnh. 

Theo đó, ngay sau khi Việt Nam công bố hết dịch, cần tập trung vào kích cầu thị trường du lịch nội địa, phối hợp với các hãng hàng không, vận chuyển và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm tham quan… miễn/giảm có thời hạn giá dịch vụ (hàng không, lưu trú, phí tham quan...) 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng bộ tiêu chí “Du lịch Việt Nam an toàn”, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Thông tin truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chương trình truyền thông “Du lịch Việt Nam an toàn".

Đề xuất bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Khách du lịch nước ngoài tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Lê Tuấn)

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ có các gói kích cầu tiêu dùng, trong đó có kích cầu người tiêu dùng trong nước sử dụng dịch vụ du lịch. Tập trung vào phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, giải quyết công việc, du lịch MICE. Triển khai xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh phục vụ chuyển đổi số ngành du lịch trong và sau dịch. 

Đặc biệt, cần triển khai chương trình kích cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam tại các nước là thị trường du lịch trọng điểm khi các nước công bố hết dịch.

Hỗ trợ ngành du lịch đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tập trung phát động chương trình: "Việt Nam an toàn và hấp dẫn" - "Vietnam NOW - Safety and Smiling" với các nội dung khẳng định Việt Nam đã thành công trong đẩy lùi dịch bệnh và tiếp tục là điểm đến an toàn, công bố các gói sản phẩm, dịch vụ ưu đãi cho khách du lịch. 

Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chính phủ xem xét có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam liên quan đến miễn thị thực, miễn giảm phí thị thực nhập cảnh, tăng tần suất, mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế. 

Ngoài ra, ngành du lịch cần tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, truyền thông, phát triển sản phẩm du lịch mới. Triển khai rộng rãi các gói kích cầu đối với các thị trường du lịch, cả nội địa, quốc tế (inbound và outbound) để khôi phục thị trường du lịch Việt Nam. 



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Sở hữu KCN gần 12.000 tỷ, một doanh nghiệp nhóm dầu khí lại liên tục thoát lỗ nhờ dự án chung cư ở quận 7
Quý III, Dầu khí Long Sơn ghi nhận 2 tỷ đồng doanh thu từ việc hợp tác đầu tư dự án chung cư Huỳnh Tấn Phát, nhờ đó doanh nghiệp thoát lỗ trong bối cảnh doanh thu mỏng. Đây cũng là kịch bản đã diễn ra trong nửa đầu 2024 và cả năm 2023 trước đó.