Đến bao giờ khán giả mới không bị các Gameshow âm nhạc ‘dắt mũi’?

Từ bao giờ, và do đâu, khán giả Việt đã mặc định những quán quân của các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình là những người “tài năng nhất”, “xuất sắc nhất”, và việc được đứng ở những vị trí cao nhất trong các cuộc thi ấy đã trở thành “giấc mơ danh vọng” cho rất nhiều các bạn trẻ yêu âm nhạc?
 

“Loạn” gameshow âm nhạc

Trong vòng 3 năm trở lại đây, các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình bùng nổ đến mức chóng mặt. Thị trường gameshow là một “miếng bánh màu mỡ” mà các nhà sản xuất cứ muốn giành lấy thị phần. Các cuộc thi âm nhạc thi nhau mọc lên như nấm, “đàn áp” các chương trình truyền hình khác, với tiêu chí và format na ná nhau, đến mức nhiều lúc khiến khán giản nhầm lẫn và không thể phân biệt nổi.

Đến hẹn lại lên, khán giả Việt lại được dịp khóc, cười, khen chê, thậm chí “lên đồng” với hàng loạt các cuộc thi âm nhạc lớn nhỏ trên truyền hình: "Thần tượng âm nhạc Việt Nam", "Giọng hát Việt", "Thần tượng Bolero", "Nhân tố bí ẩn", "Ngôi sao Việt", "Học viện ngôi sao", "Tình Bolero", "Bài hát hay nhất"… chưa kể đến các cuộc thi của các thí sinh “nhí” ăn theo cũng gay cấn không kém. Mỗi cuộc thi đều thu hút hàng nghìn thí sinh, thông tin thì tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, đôi khi làm lu mờ cả những thông tin quan trọng về chính trị - xã hội quan trọng khác.

den bao gio khan gia moi khong bi cac gameshow am nhac dat mui
Thần tượng âm nhạc nhí 2017 – một trong những chương trình đang thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả. (Ảnh: Zing)

Tại thời điểm hiện tại, mỗi khi mở TV, khán giả rất có nguy cơ bị “ngộp thở” bởi hàng loạt các cuộc thi âm nhạc bủa vây trên sóng truyền hình, rải đều từ đài địa phương đến trung ương, và phủ kín các khung giờ vàng của nhà đài. Điều này khiến cho không ít người không khỏi ngạc nhiên vì cảm giác, giới trẻ Việt “ngoài hát ra chẳng biết làm gì”?! Và từ những cuộc thi đó, cho “ra lò” hàng trăm quán quân, rồi á quân theo kiểu “gà công nghiệp”. Thực tế là ngoài một vài nhân tố nổi lên như những hiện tượng đặc biệt như Tùng Dương, Uyên Linh, Vũ Cát Tường… còn lại đều nhạt nhòa, thậm chí sau cuộc thi, họ không có sản phẩm nào để cống hiến, có một vài người thậm chí còn “đi xuống”, tự làm xấu hình ảnh, hoặc rẽ ngang chuyển sang lĩnh vực nghệ thuật khác.

Cái bắt tay ‘đồng lõa’ cùng dễ dãi của cả khán giả lẫn thí sinh và Ban giám khảo

Thực tế là, các chương trình truyền hình thực tế đều không thể thành công và tạo được hiệu ứng mạnh nếu không có sự “đồng lõa” của cả các thí sinh lẫn Ban giám khảo, và của chính người xem.

Mỗi chương trình truyền hình thực tế là một cỗ máy lăng xê khổng lồ, mà nhất cử nhất động của mỗi nhân tố đều có thể được thổi phồng lên để tạo ra những câu chuyện khóc cười thu hút dư luận. Trước hết, phải nói đến “sự bắt tay” của dàn Ban giám khảo, được coi là những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành – bại của một chương trình. Những câu chuyện đấu đá, tranh giành nội bộ, những tình bạn hoặc cả những hiềm khích của các Giám khảo được truyền thông khai thác triệt để. Rồi đến việc giám khảo này mặc gì, nói câu gì, thậm chí có chương trình còn dùng chiêu trò bằng cách yêu cầu Giám khảo ăn mặc thật lố lăng đến mức “bị ném đá” để thu hút dư luận.

den bao gio khan gia moi khong bi cac gameshow am nhac dat mui

Ban giám khảo của cuộc thi The voice 2017 với những bộ trang phục gây tranh cãi. (Ảnh: Saostar)

Kế đó phải kể đến sự dễ dãi của chính các thí sinh tham gia cuộc thi. Lợi dụng tâm lý mang đầy tham vọng mong muốn trở thành ngôi sao của hầu hết các thí sinh, ban tổ chức sẵn sàng biến các thí sinh thành những “quân bài” của truyền thông, có thí sinh gần như biến thành bản sao của người hướng dẫn mình. Và cứ thế, sau cuộc thi, hàng loạt các “nghệ sỹ” mới ra lò đã lao vào thị trường Showbiz, biến showbiz thành một cái nồi lẩu thập cẩm mà món ngon thì kiếm mãi không thấy, món dở thì đua nhau ngoi lên.

Và cuối cùng, là sự dễ dãi và hời hợt của tất cả khán giả xem chương trình. Bằng việc dễ bị “dắt mũi” bởi những giá trị hào nhoáng phù phiếm, của những “ông sao”, “ông hoàng” tự phong, những giá trị hoàn toàn nằm ngoài tiêu chí và chất lượng của một chương trình nghệ thuật đúng nghĩa, từ lúc nào, khán giả Việt đã trở thành thị trường béo bở để các nhà sản xuất tha hồ khai thác và kiếm bộn tiền.

Đến bao giờ khán giả mới không bị các Gameshow âm nhạc ‘dắt mũi’?

Công tâm mà nói, các gameshow âm nhạc trên truyền hình đã góp một phần không nhỏ giúp cho thị trường âm nhạc Việc thêm sôi động và đa màu sắc hơn.

Nhưng điều đáng nói ở đây là, khi số lượng tăng lên thì chất lượng các cuộc thi đang ngày một giảm sút. Có rất nhiều cuộc thi âm nhạc đã là cái nôi để từ đó nhiều ca sĩ trưởng thành, nhưng cũng nhiều chương trình không còn là bệ phóng cho các ca sĩ trẻ mà trở thành nơi tạo ra chiêu trò, scandal, câu like, câu view, tăng rating cho nhà đài, bán quảng cáo.

den bao gio khan gia moi khong bi cac gameshow am nhac dat mui

Uyên Linh – Một trong những hiện tượng âm nhạc thành danh nhờ chương trình truyền hình thực tế. (Ảnh: Thanh Niên)

Thậm chí có những bài hát, giai điệu, ca từ lố lăng, phản cảm cũng được lăng xê trên đài truyền hình gây nên sự lệch chuẩn trong thẩm mỹ âm nhạc của khán giả. Đến việc dùng hoàn cảnh để lấy nước mắt và gây sự chú ý của truyền thông cũng như dư luận, đôi khi quên mất cả tài năng thực sự của thí sinh đó đang ở mức độ nào. Và từ đó, niềm tin của người xem dành cho các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình bị lung lay đáng kể.

Trong một dịp chi sẻ với báo chí, nhạc sỹ Thanh bùi đã nói: “Vì ngành âm nhạc cần thêm thời gian để thở và phát triển một cách đúng đắn, cân bằng với chất lượng của những nghệ sỹ. Tài năng trẻ cần được nuôi dưỡng và phát triển theo thời gian. Mọi thứ đều cần thời gian, nhiều show thực tế ở nước ngoài đã ngưng lại, đã đến lúc cần những sân chơi mới cho thị trường âm nhạc, mà không phải cho bản thân những thí sinh muốn trở thành ngôi sao”.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.