Câu chuyện các thí sinh thuộc KV3 trúng tuyển NV1 ở một số trường đại học thuộc khối Y dược chiếm tỉ trọng không lớn thì liệu có đảm bảo chất lượng đầu vào hay không đang là vấn đề nhiều người quan tâm. Chúng tôi đã tìm hiểu các ý kiến của chuyên gia xung quanh việc này.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh minh họa. |
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Duy Cường - Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh đại học năm 2017 của Trường Đại học Y dược Thái Bình cho biết, số lượng thí sinh đỗ NV1 vào các ngành của trường năm nay mà không có điểm ưu tiên là ít so với các trường khác như ĐH Y Hà Nôi, ĐH Y TP HCM...
Theo thầy Cường, vấn đề cộng điểm ưu tiên là chính sách của Đảng và Chính phủ, các trường là nơi thực hiện. Xét ở góc độ vĩ mô, đây là một chính sách mang tính nhân văn vì góp phần hỗ trợ tối đa các em thí sinh ở các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo có cơ hội được học đại học.
"Ở một góc độ nào đó, những em thí sinh không thuộc đối tượng cộng điểm thì có thể sẽ có cảm giác lăn tăn. Nhưng xét ở góc độ tổng thể, việc này chúng ta đã và đang tiến hành nhiều năm nay có những tác dụng tích cực.
Nếu chúng ta chỉ xem xét về phía các em thí sinh không được cộng điểm ưu tiên thì sẽ cho rằng, việc cộng điểm như vậy là không nên. Còn nếu ta đứng về phía các em thuộc các đối tượng ưu tiên ở khu vực vùng sâu vùng xa thì đương nhiên, sẽ phản đối kịch liệt nếu như không duy trì việc cộng điểm ưu tiên cho các em.
Còn việc chúng ta nên áp dụng chính sách ưu tiên ở mức độ như thế nào, phân bố khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên ra sao thì thiết nghĩ Nhà nước sẽ phải có sự tính toán. Dưới góc độ nhà trường, chúng tôi cũng không có ý kiến gì sâu hơn về vấn đề này", thầy Nguyễn Duy Cường chia sẻ.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Duy Cường cho biết, hiện Trường Đại học Y dược Thái Bình đã công bố mức điểm trúng tuyển ở từng ngành và số lượng thí sinh trúng tuyển NV1 năm 2017. Cụ thể như sau:
Bảng điểm chuẩn và số thí sinh trúng tuyển năm 2017 của Trường ĐH Y Thái Bình. |
Thầy Cường phân tích: "Tỉ lệ thí sinh không được cộng điểm ưu tiên trúng tuyển NV1 vào trường năm nay là không cao. Trong đó, chỉ có khoa Y học cổ truyền và Điều dưỡng là 2 ngành không có thí sinh nào trúng tuyển mà không có điểm ưu tiên. Còn lại tất cả các ngành đều có thí sinh đỗ mà không hề có điểm ưu tiên.
Ví dụ như ngành Y đa khoa có 7 em đỗ mà không có điểm ưu tiên, tiếp theo lần lượt là 3 thí sinh đỗ ngành Y tế công cộng và 2 em ngành Dược học. Tổng số thí sinh đỗ NV1 mà không có điểm ưu tiên của trường là 12 em. Chúng tôi đã có thống kê theo bảng sau để quý phụ huynh và các em thí sinh có thể tham khảo".
Về chất lượng đầu vào, theo thầy Nguyễn Duy Cường cho hay: Nếu nói không dựa vào điểm thì không đúng mà dựa tuyệt đối vào điểm thì cũng chưa chính xác. Không phải cứ em được 10 điểm đã giỏi hơn em được 9 điểm. Tuy nhiên, nếu không dựa vào điểm thì cũng rất khó để đánh giá các em thí sinh được.
"Điều quan trọng không kém đó là vấn đề chế độ chính sách của Nhà nước để phân công nhiệm vụ cho các em. Như ngành Y dược chúng tôi sau này các em ra trường, ở các khu vực vùng sâu vùng xa rất khó tuyển các bác sĩ.
Vừa qua, Bộ Y tế đã có một đề án rất lớn là tuyển các bác sĩ trẻ mới ra trường để về các vùng sâu vùng xa làm việc phục vụ bà con. Thực tế chúng tôi thấy có một số nơi khó khăn, sau nhiều năm mà rất ít bác sĩ về công tác vì không tuyển được.
Nếu các em thí sinh thuộc các vùng đó được ưu tiên tuyển sinh và đào tạo chuyên nghiệp, sau khi tốt nghiệp sẽ được tuyển về các vùng đó thì sẽ dễ hơn. Các em có cơ hội được cống hiến cho quê hương", PGS.TS Nguyễn Duy Cường phân tích.
Nên áp dụng điểm ưu tiên một cách linh hoạtChia sẻ quan điểm với chúng tôi về vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: "Việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên là rất cần thiết. Chúng ta đã có rất nhiều các chế độ chính sách như con thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng, con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn... Còn việc áp dụng chính sách ưu tiên như thế nào lại phụ thuộc vào từng giai đoạn, từng thời kỳ và ở mức mà xã hội đồng thuận. Khi mà điều kiện đã thay đổi thì đương nhiên Nhà nước sẽ cần điều chỉnh lại chính sách ưu tiên của mình cho phù hợp. Tùy theo nhu cầu xã hội ở những khu vực khó khăn mà thiếu thì điểm ưu tiên đối với thí sinh thuộc các khu vực đó cũng sẽ cao theo, và ngược lại". Cũng theo PGS Trần Xuân Nhĩ, mức điểm chuẩn trúng tuyển ở các trường khối Y dược đều khá cao, thậm chí có trường lên tới 29 - 30 điểm. Nếu kể cả các em có được cộng điểm ưu tiên thì cũng không có vấn đề gì quá lớn. Nếu sang năm điều kiện khác, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước sẽ cần phải nghiên cứu để điều chỉnh chính sách ưu tiên cho phù hợp để đảm bảo quyền lợi của các thí sinh. |
Tuyển sinh ĐH năm 2017: 'Chỉ nên cộng tối đa 1 điểm ưu tiên' Trước việc nhiều thí sinh dù điểm rất cao (29 - 30 điểm) nhưng vẫn trượt ĐH, có ý kiến cho rằng chỉ nên cộng ... |
Nhà đất 17:24 | 23/09/2019
Nhà đất 15:39 | 21/09/2019
Nhà đất 08:33 | 21/09/2019
Kinh doanh 17:41 | 27/07/2019
Kinh doanh 23:22 | 23/07/2019
Pháp luật 18:32 | 02/06/2019
Giáo dục 10:55 | 01/06/2019
Pháp luật 14:34 | 30/05/2019