DIC Group: Nhìn lại lộ trình 8 năm cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước

Tại thời điểm tháng 8/2009 nhà nước thông qua Bộ xây dựng từng sở hữu 65,06% vốn điều lệ của DIC Group. Sau nhiều lần phát hành cố phiếu tăng vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu này đã giảm xuống mức 49,65%. Cuối năm 2017, Bộ Xây dựng đã thoái toàn bộ 118,3 triệu cổ phiếu DIG (tương đương 49,65% vốn điều lệ) mà nhà nước sở hữu tại DIC và thu về 2.274 tỷ đồng.

Ngày 27/2, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group, mã chứng khoán: DIG). 

Thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ tiến hành thanh tra theo nội dung quy định và kế hoạch thanh tra được Tổng thanh tra Chính phủ phê duyệt.

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp

DIC Group được thành lập năm 1990, tiền thân là Nhà nghỉ Bộ Xây dựng, sau đó chuyển đổi mô hình thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ du lịch (năm 1993) và Công ty Đầu tư Phát triển – Xây dựng (năm 2001). 

Thời điểm đó, đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng đóng tại địa bàn TP Vũng Tàu, hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, phát triển đô thị và kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tới tháng 2/2007, thực hiện chủ trương và lộ trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ, Bộ Xây dựng (là đơn vị chủ quản) đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ Công ty Đầu tư phát triển xây dựng thuộc Bộ Xây dựng tại.

Ban chỉ đạo cổ phần hóa DIC đã thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo tại Quyết định số 352 ngày 7/3/2007. Theo đó, thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc đa số là nhân sự thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương, DIC Group chỉ có người đại diện vốn tham gia với tư cách cung cấp các hồ sơ, giấy tờ liên quan để phục vụ công tác cổ phần hóa.

Ngày 22/8/2007, Ban chỉ đạo cổ phần hóa có văn bản số 430 gửi Bộ Xây dựng về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng. Tới ngày 15/10/2007, Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 1302 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng.

Ngày 26/11/2007, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã tổ chức thành công buổi bán đấu hơn giá 9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng.  

Ngày 13/3/2008, Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng chính thức trở thành CTCP Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng với vốn điều lệ là 370 tỷ đồng.

Ngày 1/9/2008, CTCP Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng được đổi tên thành Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng.  

Theo bản cáo bạch ngày 13/8/2009 của DIC Group, thời điểm này nhà nước thông qua Bộ xây dựng đang sở hữu 65,06% vốn điều lệ của doanh nghiệp (tương đương 39 triệu cổ phiếu), trong đó, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Thiện Tuấn là người đại diện cho 32,5% vốn nhà nước tại DIC Group.

Ngoài ra cơ cấu cổ đông khác gồm có Vina Capital sở hữu 7,84% (tương đương 4,7 triệu cổ phiếu), bán ưu đãi người lao động 2,91% (1,7 triệu cổ phiếu) và bán đấu giá công khai 24,19% (tương đương 14,5 triệu cổ phiếu).

Ngày 19/2/2009, DIC Group thực hiện niêm yết 60 triệu cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM với mã DIG.

Bộ Xây dựng dần giảm tỷ lệ sở hữu tại DIC Group

Sự kiện đầu tiên khiến cho tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại DIC Group giảm xuống là vào tháng 10/2011, DIC Group thực hiện phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng với giá phát hành là 100.000 đồng/CP.

Nghiệp vụ phát hành riêng lẻ này, đã kéo tỷ lệ sở hữu nhà nước từ mức 65% về còn 56,7%. Lúc này, toàn bộ phần vốn nhà nước tại DIC Group do Tập đoàn Sông Đà nắm giữ.

Qua đến năm 2015, tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại DIC Group tiếp tục giảm khi tại tháng 7/2015, DIC Corp đã thông qua phát hành riêng lẻ 19,9 triệu cổ phần, trong đó, bán cho cho Vietnam Enterprise Investments Limited - một quỹ của Dragon Capital 15 triệu cổ phần và bán cho CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân 4,9 triệu cổ phần, cùng với giá 10.600 đồng/CP.  

Tỷ lệ sở hữu của nhà nước thông qua Bộ Xây dựng sau đợt phát hành này đã giảm về 51%.

Năm 2016, DIC Group đã thực hiện tăng vốn điều lệ của 2.145 tỷ đồng lên 2.382 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ thực hiện 8%. Đồng thời, công ty cũng phát hành thành công 65 tỷ cổ phiếu riêng lẻ, giảm tỷ lệ vốn góp của nhà nước từ 51% xuống 49,65%. 

Ngày 24/2/2017, Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 103/QĐ-BXD về việc Ban hành kế hoạch của BXD về thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 2/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, DIC Group thuộc nhóm các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thoái vốn về mức 36% hoặc không cần nắm giữ trong năm 2017 - 2018. 

Tháng 2/2017, DIC Group đã có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước tại công ty, theo đó, dự kiến sẽ thoái hết vốn nhà nước tại DIC Corp trước năm 2018. 

Sự kiện đánh dấu việc nhà nước chính thức rút hết vốn tại DIC Group là vào ngày 13/11/2011, đại diện phần vốn góp của nhà nước tại DIC Group là Bộ xây dựng đã đăng ký bán toàn bộ 118,3 triệu cổ phiếu DIG (tương đương 49,65% vốn điều lệ) mà nhà nước sở hữu tại DIG.

Phương thức giao dịch là thỏa thuận/khớp lệnh, thời gian giao dịch dự kiến từ là này 17/11/2017 - ngày 16/12/2017.

Ngày 28/11/2017, Bộ Xây dựng đã thoái vốn Nhà nước tại DIC Group, cổ phiếu DIG được bán theo phương thức khớp lệnh trên sàn HOSE, số tiền thu được từ thoái vốn đã nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp

 Ngày 26/12/2017, Bộ Xây dựng có Văn bản số 39/BXD-QLDN chấp thuận kết quả thoái vốn nhà nước tại DIC, xác nhận số tiền DIC đã nộp về Quỹ HTSX và PTDN là 2.274 tỷ đồng tại Ủy nhiệm chi ngày 14/12/2017 của CTCP Chứng khoán MB theo đúng quy định. 

Tháng 1/2018, DIC tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, Bộ Xây dựng chính thức không còn là cổ đông tại DIC.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.