Bác sĩ ám ảnh bệnh nhi bị mủn hết xương hàm, miệng bốc mùi vì kiêng cữ khi mắc sởi |
Dịch sởi tăng cao: Các trung tâm y tế rà soát tiêm chủng cho trẻ |
Hà Nội triển khai tiêm sởi trên diện rộng, ra soát đối tượng tiêm chủng để đảm bảo phòng bệnh cho trẻ. |
Nguy cơ bùng phát dịch
Hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng tăng tại Hà Nội, dễ diễn biến phức tạp trong thời gian tới do thời điểm cuối năm nay lại bắt đầu vào chu kỳ dịch của bệnh sởi sau 4 năm bùng phát (năm 2014, dịch sởi bùng phát mạnh ở Hà Nội).
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: Tính từ đầu năm đến hết ngày 19/8, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 328 trường hợp bệnh nhân mắc sởi, tuy chưa có bệnh nhân tử vong nhưng số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2017.
Đặc biệt bênh xu hướng tăng nhanh trong các tháng gần đây, đã phân bố rải rác tại 30/30 quận, huyện, thị xã; tuy chưa có ổ dịch lớn, chưa có ổ dịch tập trung nhiều người mắc. Hiện một số quận có số người mắc cao như: Hoàng Mai (33 trường hợp), Nam Từ Liêm (27 trường hợp), Bắc Từ Liêm (24 trường hợp), Đống Đa (24 trường hợp); Hà Đông (22 trường hợp)…
Theo ông Cảm ngoài nguyên nhân do là năm chu kỳ dịch, dịch sởi tại Hà Nội cũng dễ tăng cao do thời điểm này, Hà Nội đang nằm trong bối cảnh chung của tình hình dịch sởi đang diễn ra tại một số nước trong khu vực trên thế giới và tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3%-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, số trẻ bị bỏ sót tiêm chủng tích lũy lại hằng năm cũng là đối tượng dễ mắc bệnh sởi dễ làm lây lan bệnh sởi.
Trong khi đó, Hà Nội có sự di biến động dân cư lớn; người dân ngoại tỉnh đến sinh sống, làm việc nhiều dẫn đến việc khó khăn trong công tác thống kê, quản lý đối tượng tiêm chủng; nếu không có miễn dịch đồng tốt rất dễ lây lan thành dịch.
Điểm đáng chú ý và dễ gây khó khăn của diễn biến bệnh sởi năm nay là đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi theo quy định.
Lý do là vì một số cha mẹ không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin theo quy định (do trẻ hay bị ốm hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin) khiến trẻ không có miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời hiện nay, vắc xin sởi đang triển khai tiêm cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên, do vậy những trẻ dưới 9 tháng là các đối tượng có nguy cơ bị mắc dịch bệnh này.
Vì sao tỷ lệ trẻ mắc sởi dưới tuổi tiêm chủng cao
Lý giải về việc gần đây, nhiều trẻ mắc sởi sớm, khi chưa đủ tuổi tiêm chủng, PGS.TS. Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết: “Do thế hệ những bà mẹ của các trẻ này đã được tiêm chủng phòng bệnh, nên không có khả năng mắc các bệnh này và không có miễn dịch tự nhiên để truyền cho con. Vì khi người mẹ đã từng mắc sởi, thì trong cơ thể mẹ sẽ tạo ra lượng miễn dịch rất cao, có thể truyền cho con qua nhau thai khi mang thai và bảo vệ con không bị mắc các bệnh này trong khoảng 9 tháng đến 1 năm đầu đời. Đây cũng là lý do các chương trình tiêm chủng đã nghiên cứu và đưa vắc xin sởi vào tiêm cho trẻ bắt đầu từ 9 tháng tuổi, khi miễn dịch tự nhiên từ mẹ đã hết".
Vì lý do đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn có những nghiên cứu cụ thể để hạ thấp tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi so với lịch tiêm chủng hiện nay, sắp tới sẽ đưa vào tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi để tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ.
Cũng theo PGS.TS Trần Như Dương, thực tế thời gian qua, ở nhiều nơi, tại một số thời điểm có tỷ lệ tiêm chủng thấp đã dẫn đến hậu quả là nhiều dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản… cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng.
Vì vậy các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi lịch tiêm chủng của con để thực hiện tiêm đầy đủ, đúng lịch, đến lịch tiêm là phải tiêm ngay. Càng trì hoãn thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao và khả năng phòng bệnh thấp do không có miễn dịch bảo vệ.
Bệnh sởi tăng cao: Những điều cha mẹ cần chú ý để phòng bệnh cho con
Số lượng ca mắc bệnh sởi gia tăng gấp 4 lần so với năm ngoái. Người dân cần nắm được những điều sau để có ... |
Bệnh sởi có dấu hiệu tăng đột biến tại Hà Nội
Hà Nội đã ghi nhận hơn 230 ca mắc sởi, tăng cao so với năm 2017, nhóm trẻ em dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ ... |
Bệnh sởi đang lan rộng, diễn biến phức tạp tại tỉnh Điện Biên
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã ghi nhận 136 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó ... |