Dịch vụ truyền hình OTT TV nước ngoài tồn tại nhiều bất cập

Người dùng sử dụng các ứng dụng dịch vụ truyền hình trên mạng Internet (OTT TV) của nước ngoài như We TV, iQiYi, iFlix, Netflix, Apple TV+... cần lường trước những rủi ro có thể gặp phải do nội dung chưa tuân thủ qui định luật pháp Việt Nam.

Theo Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, dịch vụ truyền hình OTT TV của các doanh nghiệp nước ngoài hiện cung cấp xuyên biên giới chưa được cấp phép tại Việt Nam, nhiều nội dung chưa tuân thủ biên tập qui định pháp luật.

Đáng quan ngại hơn, một số nội dung trên dịch vụ truyền hình OTT TV còn xuất hiện những thông tin xuyên tạc lịch sử, khiêu dâm, bạo lực. Một số từ ngữ được chuyển ngữ phụ đề tiếng Việt không phù hợp với văn hóa, bên cạnh chất lượng dịch vụ chưa đồng bộ và người dùng sẽ khó phản ánh khi gặp vấn đề vì chủ yếu đều thanh toán trực tuyến trả tiền trước.

Dịch vụ truyền hình OTT TV nước ngoài tồn tại nhiều bất cập - Ảnh 1.

Nhiều dịch vụ truyền hình OTT TV nước ngoài chưa được cấp phép tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: technavio).

Cũng theo Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông), thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện có 34 doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ. Trong đó, 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT TV như Onme (Tập đoàn Viettel), VTVCab ON (Công ty VTVcab), FPT Play (Công ty FPT), MyTVNet (Tập đoàn VNPT)... với chất lượng tốt và nội dung chuẩn mực để người dùng có thể an tâm khi sử dụng.

Vấn nạn mà Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử nêu trên cũng cho thấy tình trạng bát nháo mà các dịch vụ OTT TV đang gặp phải với người dùng.

Điển hình thời gian qua là hiện tượng mua bán tài khoản Netflix lừa đảo xảy ra như cơm bữa. Người dùng cả tin khi mua nhầm tài khoản lừa đảo mà không biết phản ánh ai.

Dịch vụ truyền hình OTT TV nước ngoài tồn tại nhiều bất cập - Ảnh 3.

Người dùng sử dụng OTT TV cần lường trước rủi ro cho mình. (Ảnh minh họa: Medium).

Trên nhiều diễn đàn Facebook, việc mua bán ngang nhiên tài khoản đã khiến người dùng thiệt hại đáng kể khi lỡ tin vào lời quảng cáo này, nhất là nhu cầu giải trí tại gia tăng cao mùa dịch Covid-19 nên dịch vụ OTT TV phát triển mạnh.

Đáng lưu ý, tình trạng tài khoản Netflix và Spotify bị rao bán vô tội vạ đã khiến nhà cung cấp dịch vụ ngưng luôn dịch vụ tại thị trường.

Với việc tài khoản ảo bán tràn lan, nhà cung cấp còn bị thiệt hại khá nhiều cho mức giá dịch vụ, khi tài khoản ảo giá chỉ bằng 1/5 so với mức giá mà ứng dụng này đưa ra cho người dùng.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.