Oscar 2018: Phim đồng tính thất bại, phim chuyển giới lên ngôi | |
Tâm sự của LGBT về góc khuất trong tình yêu đồng tính |
1. Achilles và Patroclus
Có rất nhiều giai thoại xoay quanh người hùng Achilles – con trai nữ thần biển Thetis, người đã góp công lớn vào thắng lợi của Hy Lạp trong trận chiến mười năm tại thành Troy. Một trong số đó là câu chuyện tình đồng tính với Patroclus.
Hai chàng trai là bạn từ thuở ấu thơ do cùng là học trò của thần Nhân mã Chiron. Ngay từ nhỏ cả hai đã tỏ ra vô cùng thân thiết gắn bó, cho đến khi trưởng thành họ vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều tài liệu nghiên cứu ghi rằng Achilles luôn có thái độ kiêu căng, khó gần với tất cả mọi người, nhưng lại đối xử đặc biệt dịu dàng với riêng Patroclus.
Achilles và Patroclus (Tranh của Mohtz). |
Cả hai sát cánh cùng nhau trong trận chiến thành Troy khốc liệt. Một lần, khi chiến đấu mà không có Achilles bên cạnh, do quá say sưa truy đuổi kẻ thù nên Patroclus đã bị kết liễu dưới mũi kiếm của Hector – vị hoàng tử thành Troy. Hay tin về cái chết của người bạn tri kỷ, Achilles đã đau đớn vật vã suốt nhiều ngày liền, chàng ôm xác Patroclus khóc lóc, không cho bất cứ ai đem thi thể người tình đi mai táng. Có tài liệu còn ghi chàng đã định tự tử theo Patroclus, nhưng cuối cùng chàng đã từ bỏ ý định do sự khuyên bảo của nữ thần biển mẹ chàng. Đem lòng căm hận sâu sắc với quân thành Troy, Achilles xuất trận với khí thế hừng hực, tạo được nhiều chiến công vang dội và còn tự tay giết chết Hector để trả thù.
Có một điều khá thú vị trong quan niệm của hầu hết người Hy Lạp về mối tình này: họ hoàn toàn không câu nệ vấn đề đồng tính luyến ái, thay vào đó họ thường xuyên chuyện trò, bàn luận với nhau xem trong mối tình này, ai là người “yêu” và ai là người “được yêu”. Vài người cho rằng Patroclus lớn tuổi, trưởng thành hơn nên chắc chắn là người chủ động, còn Achilles do được miêu tả là trẻ trung và xinh đẹp nhất trong số các anh hùng nên sẽ là người bị động. Một số lại phản bác, cho rằng vị thế phải ngược lại vì Achilles sở hữu sức mạnh to lớn hơn. Nhưng suy cho cùng, họ đều là những chiến binh, và trong tình yêu thì thật khó để phân định bất cứ điều gì.
Cái kết của câu chuyện này khá đẹp nếu xét trên phương diện một chuyện tình đơn thuần, không phải một câu chuyện chiến tranh: sau khi Achilles chết bởi mũi tên tẩm độc của Paris, em trai Hector, người ta hỏa thiêu xác hai chàng, trộn chúng vào với nhau, đựng trong chiếc bình màu vàng của nữ thần biển Thetis và chôn trong cùng một ngôi mộ, như thế linh hồn hai vị thần có thể ở bên nhau mãi mãi.
2. Apollo và Hyacinth
Chuyện tình bi kịch của thần ánh sáng Apollo và nàng Daphne thường xuyên được những người yêu thần thoại Hy Lạp nhắc đến một cách đầy nuối tiếc, tuy nhiên ít ai biết rằng Apollo còn có một mối tình khác cũng sâu đậm không kém: mối tình đồng tính với chàng Hyacinth. Là con trai của vị thần tối cao và cũng nổi tiếng đa tình – Zeus, cũng không quá khó hiểu khi Apollo có đến hàng chục người tình và trong đó có người tình nam.
Apoll và Hyacinth (Tranh của Mohtz). |
Có khá nhiều giai thoại xoay quanh xuất thân của Hyacinth. Có tài liệu nói rằng chàng là con trai út của vua Sparta Amyclas, tài liệu khác lại nói chàng là kết quả tình yêu của nữ thần sử học Muse Clio với một chàng trai người trần. Chỉ biết rằng Hyacinth đẹp trai tới mức cả thần Apollo lẫn thần gió Tây Zephyrus đều đem lòng say đắm. Vốn bản tính hồn nhiên, Hyacinth lại vô tư thân thiết với cả hai nam thần.
Việc Hyacinth ngày càng thân mật với Apollo khiến Zephyrus sinh lòng đố kỵ, trong một buổi khi Apollo đang dạy Hyacinth chơi ném đĩa, Zephyrus đã nổi gió mạnh khiến chiếc đĩa bay thẳng vào đầu Hyacinth, tước đi sinh mệnh chàng. Quá đau đớn, Apollo quyết định biến người tình thành bông hoa lan dạ hương tuyệt đẹp. Một số tích cũ khác nó thêm rằng Apollo sau đó còn biến Zephyrus thành một ngọn gió để nam thần này không bao giờ cất tiếng nói được nữa.
3. Artemis và những nghi vấn xoay quanh giới tính
Trong thần thoại Hy Lạp, dễ thấy chuyện tình yêu, tình dục chiếm vai trò chủ đạo tạo nên hầu hết các biến cố và các sự kiện trọng đại nhất. Tuy nhiên giữa thế giới đó, vẫn có một vị thần vô cùng thanh khiết: nữ thần săn bắn Artemis.
Nhiều người cho rằng Artemis là hình mẫu của người vô tính. Tuy vậy, nhà thơ Thomas Moore trong một bài viết về vị nữ thần này đã cho rằng: “Dù nàng trinh khiết nhất trong số các nữ thần, Artemis không phải loài vô tính. Nàng hiện thân cho một dạng tính dục đặc biệt, đặt nơi cá nhân, nguyên vẹn, và độc thân.”. Nói cách khác, Artemis là một nữ thần có tình yêu với bản thân mình, nàng hiểu rõ giá trị của chính mình và nàng chọn sống theo cách mà mình mong muốn: độc lập, tự chủ, tích cực. Tất cả các tùy tùng nữ của nàng đều chọn cách sống như nàng.
Artemis và Callisto (Tranh của Vdtitian). |
Tuy vậy, có một giai thoại khá nổi tiếng về một người tùy tùng nữ xinh đẹp của Artemis – tiên nữ Callisto. Vì vẻ đẹp trời ban nên Callisto lọt vào mắt xanh của Zeus, một lần trong khi Artemis đi săn để lại Callisto ở nhà thì Zeus đã biến thành Artemis để tán tỉnh, gạ gẫm nàng tiên, khiến nàng mang bầu và ngay lập tức bị Artemis đuổi. Một số tài liệu khác cho rằng Zeus biến thành nam thần trẻ trung, đẹp trai Apollo, anh song sinh của Artemis để quyến rũ Callisto, nhưng hiếm ai tin vào phiên bản này. Vài nhà nghiên cứu khẳng định rằng chắc chắn giữa Callisto và Artemis đã xảy ra chuyện gì đó, vì vậy khi Zeus biến thành Artemis thì Callisto mới để yên cho vị thần này làm mọi điều. Hành động đuổi Callisto khỏi đoàn tùy tùng cũng được quy là hành động giận dữ vì ghen tuông chứ không phải là vì Callisto đã vi phạm nguyên tắc Artemis đặt ra cho đoàn tùy tùng nữ.
Nhưng dù có hiểu theo cách nào thì Artemis cũng vẫn là một biểu tượng đẹp của cộng đồng LGBT bởi trái tim mạnh mẽ và thuần khiết của nàng.
7 bộ phim LGBT nổi tiếng được chuyển thể từ chuyện có thật
Cùng điểm qua các bộ phim LGBT nổi tiếng ăn khách với cốt truyện được chuyển thể từ các sự kiện, nhân vật có thật ... |
Nên xem 5 bộ phim về LGBT ra mắt năm 2018 nếu không bạn sẽ hối tiếc
Những bộ phim về LGBT này sẽ giúp bạn lắng đọng lại cảm xúc, sống chậm lại trước nhịp sống và vui chơi xô bồ ngoài ... |