Điểm qua những hình ảnh ngày lễ Thất tịch đẹp nhất 2022

Ngày lễ Thất tịch 2022 đang đến rất gần và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, nhất là giới trẻ. Cùng khám phá các hoạt động đặc sắc của ngày lễ này ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới qua những hình ảnh vô cùng thú vị.

Hình ảnh ngày lễ Thất tịch tại một số quốc gia châu Á 

Ngày lễ Thất tịch, hay còn gọi là Tết Ngâu, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày này còn được nhiều người gọi là “lễ tình nhân của người châu Á” vì gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ vô cùng cảm động.

Mỗi quốc gia châu Á sẽ có cách đón Thất tịch với tên gọi riêng, chẳng hạn như Hàn Quốc gọi là lễ Chilseok, Nhật Bản gọi là lễ Tanabata, Trung Quốc gọi là lễ Qixi,... Cùng tham khảo một vài hình ảnh sau đây để biết được những hoạt động nào được diễn ra vào ngày lễ này.       

Lễ Thất tịch ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, lễ Thất tịch được gọi với các tên là Qixi. Vào ngày này, người Trung Quốc sẽ tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, bạn có thể khám phá thông qua những hình ảnh sau đây: 

Các cặp đôi tham gia các trò chơi cùng nhau vào ngày lễ Thất tịch và xem đây là một dịp để các cặp đôi có thể hâm nóng tình cảm với nhau. (Ảnh: China Daily

Các cô gái ở Trung Hoa cùng nhau thể hiện tài năng khâu vá trong dịp lễ Thất tịch trong một cuộc thi được tổ chức tại địa phương. (Ảnh: tintuconline)

Dịp lễ Thất tịch, các cô gái Trung Quốc thường sẽ đứng trước bàn vừa ăn Ngũ Tử (bao gồm nhãn nhục, táo đỏ, quả phỉ, đậu phộng, hạt dưa) vừa ước nguyện những điều mình mong muốn. (Ảnh: Coolmate.me)

Xảo quả là một món ăn rất được nhiều bạn trẻ tại Trung Quốc thưởng thức vào ngày lễ Thất tịch. Vào buổi tối, món ăn này sẽ được bày biện cùng với củ sen trắng, đài sen tươi, củ ấu đỏ,... để mọi người có thể cùng nhau thưởng thức. (Ảnh: Coolmate.me)

Lễ Thất tịch ở Nhật Bản

Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia châu Á hưởng ứng ngày lễ Thất tịch. Cùng tham khảo một số hình ảnh về ngày lễ Thất tịch tại đất nước mặt trời mọc để xem có gì đặc sắc:  

Vào ngày lễ Thất tịch này, người Nhật thường viết những điều mong ước của mình lên giấy tanzaku - một dải giấy nhiều màu sắc, và treo nó lên cành tre với hy vọng chúng sẽ trở thành hiện thực. (Ảnh: we-xpats.com)

Những dải băng tạo hình với nhiều màu sắc khác nhau được treo khắp nơi trên đường phố Nhật Bản trong ngày lễ Thất tịch. (Ảnh: ohmatsuri)

Hòa mình cùng điệu múa Shonan Hiratsuka vào ngày lễ Thất tịch ở Nhật Bản ngày 7/7 Âm lịch hàng năm. (Ảnh: we-xpats.com)

Ăn mì Somen cũng là một hoạt động thường thấy vào ngày lễ Thất tịch ở Nhật Bản. Nguồn gốc của việc ăn mì đậu nành ở Tanabata xuất phát từ phong tục ăn bột mì và bột gạo theo hình một sợi dây trong lễ hội Tanabata vào thời Heian, tên tiếng Nhật là "Muginawa". (Ảnh: Serious Eats)

Lễ Thất tịch ở Việt Nam

Tại Việt Nam, các hoạt động trong ngày lễ Thất tịch không đa dạng và đặc sắc so với những quốc gia trên. Tuy nhiên, các cặp đôi yêu sẽ thường cùng nhau hẹn hò để cùng tạo ra kỷ niệm đẹp cho tình yêu lứa đôi. Hoặc, các cặp đôi còn đưa nhau đến chùa để cầu cho tình duyên của mình sẽ son sắt vững bền như tình yêu của Ngưu Lang - Chức Nữ.

Cầu duyên ở chùa Hà là một trong những hoạt động phổ biến vào ngày lễ Thất tịch tại Việt Nam với mong muốn sẽ “thoát ế” trong ngày 7/7 âm lịch này. (Ảnh: Kenh14)

Những món ăn liên quan đến đậu đỏ cũng rất được nhiều bạn trẻ “săn lùng” để thưởng thức vào ngày lễ Thất tịch. (Ảnh: Nguyễn Hà)

"Thau Thất Tỷ" cũng là một nét đặc sắc vô cùng thú vị trong mâm cỗ bàn của người Hoa ở Việt Nam trong đêm Thất tịch. Đây là một hoạt động để các cô gái có cơ hội thể hiện sự khéo tay của mình. (Ảnh: Trần Chí Minh)

Bánh phục linh là một trong những món ăn rất phổ biến vào ngày lễ Thất tịch tại Việt Nam (Ảnh: Trải nghiệm sống)

Lễ Thất tịch ở Hàn Quốc

Khác với lễ Thất tịch tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, người dân Hàn Quốc không hướng đến ước nguyện về tình yêu, mà thay vào đó, họ tổ chức những lễ hội thể hiện nét đẹp lao động, vụ mùa. Ngoài ra, người dân nơi đây còn thưởng thức nhiều món ăn truyền thống đặc sắc khác nhau như mì và bánh nướng trong dịp lễ đặc biệt này. 

Lễ Thất tịch tại Hàn Quốc còn là dịp để mọi người cùng nhau tận hưởng các món ăn ngon được làm từ lúa mì, điển hình như món mì tương đen rất được giới trẻ Hàn ưa chuộng. (Ảnh: svn.q)

Bánh Songpyeon (bánh gạo hấp) là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Thất tịch tại Hàn Quốc. (Ảnh: My HUBS

Gwangju Chilseok Gossaum Nori - trò chơi dân gian của Hàn Quốc vào ngày lễ Thất tịch. Đây là hoạt động thể hiện sự cảm tạ, biết ơn đất trời vì đã mưa thuận gió hoà giúp con người được bội thu trong các vụ mùa. (Ảnh: Cultural Heritage Administration web)

Nghi lễ cúng bái cầu cho sự phát triển mạnh mẽ của mùa màng và các nông sản khác diễn ra ở Busa-dong, Jung-gu, Daejeon tại Hàn Quốc trong ngày lễ Thất tịch. (Ảnh: Internet)

Tham khảo hình ảnh Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau 7/7 Âm lịch

Bên cạnh những hình ảnh hoạt động trên, hãy cùng tham khảo những hình ảnh Ngưu Lang Chức Nữ dưới đây để đăng tải lên mạng xã hội hoặc chia sẻ cho người thân, bạn bè của mình trong dịp Thất tịch sắp tới.

Tương truyền rằng, mưa ngâu chính là những giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau, dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” là vì lẽ đó. (Ảnh: Freepik)

Chuyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ được bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó, câu chuyện này được lan truyền qua các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,... (Ảnh: Freepik)

Ở mỗi quốc gia phương Đông, người ta có các hoạt động khác nhau để thể hiện ý nghĩa về tình yêu vào ngày này. (Ảnh: Freepik)

Nhiều quốc gia ở khu vực châu Á chọn ngày 7/7 âm lịch làm ngày tình yêu. Vào ngày này, các cặp đôi đang yêu nhau sẽ đến chùa làm lễ dâng hương cùng nhau với mong muốn tình yêu của họ sẽ mãi trường tồn như cặp đôi Ngưu Lang Chức Nữ. (Ảnh: Freepik)

Ngày lễ Thất tịch còn là dịp để các đôi lứa yêu nhau đang yêu xa có dịp gặp nhau sau những tháng ngày xa cách. (Ảnh: Freepik)

Lễ Thất tịch là dịp lễ đặc biệt nhằm nhắc nhở các cặp đôi yêu nhau phải biết trân trọng và giữ gìn tình yêu của mình để không phải hối tiếc sau này. (Ảnh: Freepik)

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.