Vào lễ Thất tịch, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm cỗ để cúng và mời người thân đã mất về để dùng cơm. Đồng thời, đây cũng là dịp để cúng thực và bố thí cho các vong linh vất vưởng, không nơi nương tựa.
Để mâm cúng thật tươm tất, gia chủ cần biết đâu là những lễ vật cần có để chuẩn bị thật đầy đủ, thể hiện được sự thành kính với ông bà, tổ tiên.
Các lễ vật không thể thiếu trong ngày lễ Thất tịch bao gồm:
- Muối gạo (một dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về 4 phương 8 hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 màu)
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
- 12 cục đường thẻ
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và tiền mã (tiền âm phủ)
- Ba ly nước, nhang, đèn và nến
Ngoài ra, một mâm cỗ cúng Thất tịch cũng bao gồm rất nhiều món ăn quen thuộc như gà luộc, xôi đậu xanh, chả lụa, nem, canh bún mọc,...
Theo đạo Phật, ngày Thất tịch cũng là một ngày lễ lớn đối với những người đạo này, vì nằm trong khuôn khổ thời gian diễn ra đại lễ vu lan báo hiếu (xuất phát từ công đức Mục Kiền Liên cứu mẹ). Do thế, những gia đình theo đạo Phật thường chuẩn bị một mâm cúng lên bàn thờ Phật Tổ hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát.
Đối với bàn thờ cúng Phật, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm ngũ quả hay một mâm cơm chay đơn giản để cúng Phật. Thông thường, các gia đình sẽ thực hiện cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
Mâm cúng trong nhà (hay còn gọi là mâm cúng thần linh và ông bà, tổ tiên) sẽ được chuẩn bị tươm tất với nhiều món ăn đa dạng để biểu lộ lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tông. Thông thường, chủ nhà sẽ làm một mâm cúng mặn để dâng lên ông bà.
Thông thường, mâm cúng mặn sẽ bao gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào,... Kèm theo đó là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, đèn, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép, nhà cửa,...
Cúng ngoài trời (hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hôn) với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nơi nương tựa.
Thông thường, lễ cúng ngoài trời được thực hiện tốt nhất vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc ngày 15/7 Âm lịch. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian các vong hồn đang trên đường trở về âm phủ.
Với mâm cúng ngoài trời, gia chủ sẽ chuẩn bị các món chay như chè, xôi, bánh kẹo, trái cây,... và tránh cúng các món mặn. Theo dân gian, việc cúng chúng sinh bằng các món mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của các vong hồn. Ngoài ra, hoa cúng, nước, vàng mã, quần áo,... là những lễ vật không thể thiếu.
Bên cạnh việc nên chuẩn bị gì cho mâm cúng lễ Thất tịch, gia chủ cũng cần phải chú ý đến vị trí đặt mâm cúng sao cho phù hợp nhất. Cụ thể:
- Mâm cúng Phật cần phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ, tiếp đến là bàn thờ thần tài và cuối cùng là bàn thờ gia tiên
- Mâm cúng chúng sinh cần phải đặt ngoài trời, cách xa cửa sổ, hoặc trước cửa chính, tuyệt đối không nên đặt ở trước cửa chính nhằm tránh việc rước các vong hồn lạ vào nhà. Ngoài ra, gia chủ có thể đặt mâm cúng này tại bất kỳ hướng nào mà bạn cảm thấy tiện lợi nhất cho việc hành lễ.