Thời gian gần đây, thông tin về kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam thu hút sự chú ý của người dân cả nước.
Việc xây dựng dự án này đã được Bộ Chính trị định hướng tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 về “Định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã tiến hành nhiều cuộc họp quan trọng để xem xét các nội dung, trong đó Thường trực Chính phủ đã có 3 cuộc họp và thống nhất phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Tháng 9/2024 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 20/9/2024), trong đó đã xác định thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến đường sắt cao tốc trên trục Bắc - Nam.
Đầu tháng 10/2024, Bộ GTVT chính thức cung cấp thông tin chi tiết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Bộ GTVT dẫn phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất cho biết, đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến được đầu tư đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h; chiều dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa.
Đường sắt này sẽ đi qua 20 tỉnh thành phố, gồm: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM. Trên toàn tuyến dự kiến bố trí 26 ga, trong đó 23 ga hành khách, 3 ga chuyên về hàng hóa.
Cụ thể, mỗi tỉnh sẽ có một ga hành khách, riêng tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định và Bình Thuận có hai ga. 3 ga phục vụ vận chuyển hàng hóa lần lượt ở Quảng Nam, Khánh Hòa và Đồng Nai. Có hai ga đồng thời vừa phục vụ hành khách, vừa vận chuyển hàng hóa khi có nhu cầu là ga Ngọc Hồi ở Hà Nội và Vũng Áng ở Hà Tĩnh.
Theo lộ trình dự kiến, dự án sẽ được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến năm 2035.
Theo phương án được tư vấn nghiên cứ đề xuất, tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 67 tỷ USD, dự kiến sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thời gian bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỷ USD.
Nói đến lựa chọn bất động sản đầu tư, không thể bỏ qua yếu tố hạ tầng, đặc biệt là một “siêu dự án” hạ tầng lớn nhất từ trước đến nay như đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Câu hỏi đặt ra là, liệu có nên đầu tư bất động sản theo quy hoạch đường sắt cao tốc Bắc - Nam ngay từ bây giờ, nếu chưa thì thời điểm nào là phù hợp, dự án này sẽ tác động thế nào đến giá trị bất động sản tại các khu vực mà chúng đi qua…
Tại tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 - VIF 2025 được tổ chức vào ngày 8/11 sắp tới tại TP HCM, các chuyên gia hàng đầu về bất động sản sẽ dành thời gian để phân tích, trao đổi xung quanh dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giúp nhà đầu tư có thêm ý tưởng “xuống tiền” hiệu quả trong chu kỳ mới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.
Thị trường 19:00 | 02/11/2024
Thị trường 07:00 | 02/11/2024
Thị trường 19:00 | 01/11/2024
Thị trường 07:00 | 01/11/2024