9X xinh đẹp nhận nuôi bé 14 tháng 3,5 kg ở Lào Cai giờ ra sao? | |
Trẻ ăn thiếu dầu mỡ: Thiếu vitamin, suy dinh dưỡng |
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Chí Cường) |
Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể: Vitamin D ở cơ thể chúng ta có 2 nguồn là ngoại sinh và nội sinh
Ngoại sinh: Nguồn vitamin D được cung cấp từ thức ăn. Nguồn này chỉ cung cấp một lượng rất ít, khoảng 20-40UI/ngày (10 UI/ 1 lít bò sữa, < 50 UI /lít sữa mẹ). Như vậy cho thấy nồng độ vitamin D trong sữa mẹ cao hơn hẳn và cũng dễ hấp thu hơn sữa bò, chính vì vậy tỷ lệ còi xương ở trẻ bú sữa mẹ thấp hơn so với trẻ bú sữa ngoài.
Nội sinh: Ở dưới da có chất tiền vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời (tia cực tím) sẽ chuyển thành dạng hoạt động. Vì vậy nguyên nhân chính dẫn đến còi xương là trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tắm nắng) hoặc không được uống vitamin D để phòng bệnh còi xương.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh còi xương là do thiếu vitamin D. Khác với các loại vitamin khác vitamin D có rất ít trong thức ăn: Thiếu vitamin D là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của trẻ. Bữa ăn thiếu dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin D. Không tắm nắng thường xuyên, đầy đủ. Không được tư vấn sử dụng vitamin D dự phòng bệnh còi xương. Ngoài ra trẻ cũng bị thiếu vitamin K2 (một chất có tác dụng hoạt hóa protein vận chuyển canxi, đưa canxi vào xương) cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương, đồng thời thiếu một số chất khoáng như kẽm, magie...
Các biểu hiện ở hệ thần kinh:
Trẻ ra mồ hôi nhiều kẻ cả ban đêm (mồ hôi trộm).
Trẻ khó ngủ, hay giật mình.
Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều).
Còi xương cấp tính có thể gặp: có thể bị co giật do hạ calci máu, hay nôn, nấc khi ăn,...
Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.
Các biểu hiện ở xương:
Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.
Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn.
Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.
Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.
Toàn thân: nếu trẻ không được điều trị sẽ chán ăn, suy dinh dưỡng,...
Phòng bệnh còi xương:
Muốn phòng bệnh còi xương thì phải phòng bệnh ngay từ thời kỳ bào thai, người mẹ cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý tăng cường các thực phẩm giàu can xi như tôm, cua, cá, trứng, sữa,.. trong suốt thời kỳ mang thai. Mẹ có thể uống vitamin D3 liều cao theo hướng dẫn của bác sĩ khi mang thai được 7 tháng tuổi.
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu vitamin D, còi xương thì người phụ nữ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày. Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu can xi cho phụ nữ từ 19-49 tuổi là 1000 mg/ngày, phụ nữ mang thai là 1.200 mg/ngày. Nhu cầu vitamin D cho phụ nữ từ 19-50 tuổi và phụ nữ mang thai là 5 mcg/ngày.
Giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D cho thai nhi, người phụ nữ cần: Người phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày, thời gian mỗi ngày 15 đến 20 phút.
Những ngày không có nắng phải uống vitamin D, với liều là 1.000 đơn vị/ ngày.
Bữa ăn hàng ngày cần ăn những thức ăn giàu can xi như cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh thẫm và có dầu hoặc mỡ.
Cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau đẻ để tận dụng sữa non, cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 18-24 tháng, vì trong sữa mẹ tỷ lệ canxi/phốt pho rất thích hợp cho việc hấp thu canxi của trẻ.
Khi tròn 6 tháng (180 ngày), cho trẻ ăn bổ sung với những thức ăn giàu vitamin D và canxi (lòng đỏ trứng, sữa, gan, dầu gan cá, tôm, cua, cá, vùng, lạc,...), cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu vào bát bột, cháo cho trẻ, hay xào nấu với thức ăn để trẻ ăn với cơm. Cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh xanh, củ và quả chín.
Cho trẻ tắm nắng ngay trong tháng đầu sau đẻ vào buổi sáng từ 15 – 20 phút (khi có ánh nắng yếu, thường là lúc 8 – 9h sáng), cần để hở chân, tay, mông cho da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nơi ở của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh nắng mặt trời. Nếu trẻ sinh vào mùa đông cần được uống vitamin D liều dự phòng 400 UI/ngày ngay từ sau khi sinh. Nếu trẻ có dấu hiệu còi xương cần đưa đến khám ở cơ sở y tế để được điều trị. Không nên dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ, vì nếu sử dụng quá liều vitamin D ngây ngộ độc thần kinh nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Chống suy dinh dưỡng bằng... sữa mẹ Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ nhỏ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất ... |
Những điều nên biết về bệnh còi xương ở trẻ em Những năm gần đây bệnh còi xương ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ ... |
Bé gái 7 tuổi mọc râu, lông khắp người vì thuốc chữa biếng ăn 6 tháng uống thuốc tăng cân, bé gái 7 tuổi tăng 10 kg và mọc lông khắp mặt, miệng, toàn thân. Bác sĩ phát hiện ... |