Doanh nghiệp BĐS Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Ba điểm cần chú ý để thành công

Theo vị PGĐ Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài cần chú ý ba điểm. Một trong số đó là kiểm soát tốt nguồn vốn trong trung và dài hạn để đảm bảo dự án được triển khai theo đúng tiến độ mở bán.

Song song với xu hướng đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cũng đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội và đầu tư dự án tại nhiều thị trường thế giới.

Nhận định về nguyên nhân thúc đẩy một số doanh nghiệp BĐS xúc tiến đầu tư BĐS ra thị trường nước ngoài, bà Hoàng Nguyệt Minh, PGĐ Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội cho rằng mấu chốt chính là những lợi ích của việc mở rộng qui mô hoạt động tại thị trường nước ngoài. 

Bà Hoàng Nguyệt Minh, PGĐ Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội. (Ảnh: Savills Việt Nam).

Bà Hoàng Nguyệt Minh, PGĐ Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội. (Ảnh: Savills Việt Nam).

Cụ thể, theo bà Minh, đó là tỉ suất lợi nhuận tương đối ổn định tại các nước phát triển, thời gian triển khai dự án nhanh chóng, chất lượng dự án cao, tiến độ thanh toán tiền được kéo dài với tỉ trọng thanh toán thấp giai đoạn đầu, lãi suất thấp.

Ngoài ra, lợi ích đối doanh nghiệp BĐS Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn là giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, tăng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế để mở rộng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm tiềm năng đầu tư mới. 

Tuy nhiên, bà Minh cho rằng việc đầu tư ra nước ngoài có thể sẽ không đạt được tỉ suất lợi nhuận cao như đầu tư tại Việt Nam, nhưng tại nhiều thị trường, đặc biệt các nước phát triển có thể đảm bảo mức lợi nhuận thu về ổn định. Các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài hiện nay đều đa phần có thành tựu nhất định, đảm bảo nguồn vốn ổn định tại nước ngoài vừa giúp quản lý tốt danh mục đầu tư... 

Còn ông Neil MacGregor, TGĐ Savills Việt Nam lại cho rằng bên cạnh những cơ hội đầu tư tiềm năng, đầu tư ra nước ngoài cũng tiềm tàng các rủi ro, mà nhiều nhất đến từ khác biệt về văn hóa và hệ thống pháp luật. 

Nếu tập trung vào các thị trường mới nổi trong khu vực, rủi ro về hệ thống pháp luật và xu hướng thị trường sẽ dễ dẫn đến thất bại nếu nhà đầu tư không đảm bảo được nguồn vốn đầu tư chắc và dài hạn và phương án đầu ra cho dự án đầu tư của mình. Còn đối với thị trường phát triển hơn, khó khăn lớn nhất nằm ở việc cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước sở tại.

Doanh nghiệp BĐS Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Ba điểm cần chú ý để thành công - Ảnh 2.

Một dự án của CapitalLand tại Việt Nam (Ảnh: Minh Anh).

Để thành công, theo bà Hoàng Nguyệt Minh, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài cần chú ý ba điều.

Cụ thể, đó là nghiên cứu thị trường thật kĩ. Bà Minh cho rằng việc nghiên cứu phải đảm bảo nắm rõ thông lệ giao dịch của thị trường, thị hiếu của người dân, xu hướng thị trường ra sao, nguồn cung trong tương lại lớn hay nhỏ, các dự án cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng như thế nào đến dự án để đảm bảo các giả định về tính khả thi cho dự án được sát sườn và hiệu quả nhất. 

"Việc nghiên cứu thị trường phải được tính cho cả độ trễ trong việc hoàn tất giao dịch và xin cấp phép đầu tư cho dự án mới tại nước tham gia đầu tư. Nếu đầu tư dự án nhà ở, thời điểm mở bán là quan trong nhất, nếu vào đúng thời điểm thị trường xuống dốc, dự án sẽ không thể ngưng lại và chờ thời điểm tái mở bán được. 

Tuy nhiên, với dự án thương mại, việc kiểm soát được dòng tiền dài hạn đều từ 7-10 năm giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thời điểm hợp lý thoái vốn, tăng cường tỉ suất đầu tư và giảm thiểu rủi ro về yếu tố thị trường cho nhà đầu tư", bà Minh nói.

Thứ hai, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam cũng cần tìm hiểu rõ qui trình và cách thức đầu tư tại nước tham gia đầu tư. Việc luôn phải có cố vấn luật tại nước tham gia đầu tư đi kèm để đảm bảo không vướng phải rủi ro pháp lí là cần thiết. Thẩm định chắc pháp lí của dự án là điều tối cấp thiết đối với tất cả các nhà đầu tư cho bất kỳ dự án nào.

Và điều cuối cùng, theo  PGĐ Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội, các doanh nghiệp cần kiểm soát tốt nguồn vốn trong trung và dài hạn để đảm bảo dự án được triển khai theo đúng tiến độ mở bán.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.