Bất chấp lệnh cấm của Mỹ, doanh thu của Huawei vẫn tăng trong nửa đầu năm 2019 và hãng vẫn tiếp tục triển khai mạng 5G trên toàn thế giới.
Mặc dù bị Mỹ cấm vận, doanh thu của nhà cung cấp thiết bị viễn thông vẫn tăng trong nửa đầu năm 2019.
Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vẫn có thể gia tăng doanh thu trong nửa đầu năm nay, bất chấp lệnh cấm thương mại do chính phủ Mỹ áp dụng và tiếp tục tung ra thế giới các sản phẩm mạng 5G.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Huawei vẫn hoạt động tốt [kể từ sau lệnh cấm, Chủ tịch công ty, ông Liang Hua, cho biết tại một cuộc họp báo ở Thâm Quyến hôm 12/7, tuy nhiên ông từ chối cung cấp số liệu cụ thể.
Huawei dự kiến sẽ công bố báo cáo tài chính trong sáu tháng đầu năm nay vào ngày 30 tháng 7. Huawei đã bị đưa vào danh sách đen thương mại - được gọi là Danh sách thực thể - vào tháng 5 bởi Bộ Thương mại Mỹ, do liên quan đến những vấn đề an ninh quốc gia và Huawei cũng bị cấm mua phần cứng, phần mềm và dịch vụ từ các nhà cung cấp công nghệ cao của Mỹ.
Việc đưa Huawei vào danh sách đen là hành động không hợp lí và không công bằng, ông Liang nói.
Bình luận của ông Liang đến sau thương báo của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 9/7, rằng Washington sẽ cho phép các công ty Mỹ bán sản phẩm của họ cho Huawei miễn là chúng không đe dọa đến an ninh quốc gia. Ông Liang nhận định động thái này của chính quyền Trump là chưa đủ, ông Trump cần loại bỏ Huawei ra khỏi danh sách đen hiện có.
Với lệnh cấm của Mỹ, Huawei đã mất khoảng 30 tỉ USD doanh số. Tổng doanh thu của Huawei dự kiến sẽ vẫn đứng ở mức khoảng 100 tỉ USD trong năm nay và năm 2020, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập và giám đốc điều hành công ty, cho biết trong một cuộc thảo luận ở Thâm Quyến vào ngày 17/6.
Tuần trước, ông Nhậm cho rằng quyết định của Mỹ nới lỏng lệnh cấm thương mại đối với Huawei sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công ty.
Doanh thu của Huawei tăng trong 6 tháng đầu năm 2019. (Ảnh: Tech Crunch).
Hôm 9/7, Monaco đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu ra mắt mạng 5G do Huawei cung cấp, bất chấp áp lực của Mỹ lên các đồng minh ở Liên minh châu Âu (EU) về việc cấm thiết bị của công ty Trung Quốc vì lo ngại bảo mật.
Các nước EU dự kiến sẽ có các biện pháp tập thể để đối phó với các rủi ro gián điệp tiềm ẩn từ thiết bị do Huawei sản xuất vào cuối năm nay, theo cơ quan tư vấn của Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu.
Các quốc gia Đông Nam Á - bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines - đã miễn cưỡng chịu áp lực của Mỹ và cắt đứt quan hệ với Huawei.
Huawei, nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, đã bán ra 100 triệu smartphone với thương hiệu Huawei và Honor cả trong và ngoài nước tính đến ngày 30/5, công ty cho biết trong tuyên bố vài tuần trước. Công ty công nghệ Trung Quốc đạt được cột mốc này trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực.
Ông Liang cho biết hệ điều hành di động - Hongmeng OS do Huawei phát triển và nhắm đến Internet vạn vật (IoT), song Android vẫn là hệ điều hành tốt nhất cho smartphone của hãng.
Ông Liang cũng cho biết hiện tại, ông chưa quyết định có tiếp tục phát triển Hongmeng thành HĐH chính thức cho điện thoại thông minh hay không.Ông cũng cho biết, việc Mỹ có cấm điện thoại thông minh Huawei truy cập hệ điều hành Android hay không sẽ chi phối quyết định tự phát triển hệ điều riêng nói trên.