Độc đáo lễ hội rước 'ông lợn' làng La Phù


Ngày 13 tháng Giêng hằng năm, người dân làng La Phù (Huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại mở hội rước “ông lợn” thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự.
doc dao le hoi ruoc ong lon lang la phu Tháng giêng đến Bắc Ninh, du xuân và trẩy hội Lim

Lễ hội rước “ông lợn" là nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù, đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc, ông lại mổ lợn, thổi xôi khao quân. Người dân trong làng thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng Làng.

Trong ngày 13 tháng Giêng âm lịch, mỗi xóm trong làng lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế đều được tuyển chọn kỹ càng, nuôi dưỡng cẩn thận, chu đáo từ các năm trước. Sau đó, những con lợn này sẽ được làm thịt, trang trí đẹp mắt và lên kiệu chờ giờ đẹp để làm lễ dâng tế.

doc dao le hoi ruoc ong lon lang la phu
Lợn được trang trí đẹp mắt, chờ giờ đẹp làm lễ dâng tế (Ảnh: Đình Tuệ)

Trưa 13 tháng Giêng, các “Ông lợn” được người dân trong xóm hộ tống đến các địa điểm để tiến hành mổ, chuẩn bị cho lễ hội. Việc quan trọng nhất là mặc áo choàng cho “ Ông lợn”. Điều đặc biệt là lớp áo choàng chính là lớp mỡ được bóc ra từ “Ông lợn”.

doc dao le hoi ruoc ong lon lang la phu
Dân làng quan niệm một ông lợn to, đẹp được dâng lên sẽ đem lại nhiều may mắn cho xóm làng. ( Ảnh: Dân Trí)

Đúng 18h, các “ông lợn” và lễ vật được rước qua các làng, ngõ trong xóm trong tiếng trống rộn ràng sau đó về đình để chuẩn bị cho lễ tế. Từng thôn làng lại có từng phong cách rước khác nhau, có làng hát quan họ, có làng rước cùng điệu múa sinh tiền. Mỗi đám rước gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và “Ông lợn”.

21h ngày 13 tháng Giêng, các “ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các bậc cao niên.

doc dao le hoi ruoc ong lon lang la phu
Lễ hội rước “Ông lợn” thu hút đông đảo người dân tham gia ( Ảnh: healthplus)

12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế kéo dài đến 1,2h sáng hôm sau. Sau khi làm lễ xong, các xóm làng sẽ rước các “ông lợn” trở lại nhà và chia lợn phát lộc cho các hộ gia đình.

Hướng dẫn di chuyển

Phương tiện cá nhân: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng ngã Tư Sở, Hà Đông, Lê Trọng Tấn đến huyện Hoài Đức.

Phương tiện công cộng (xe bus): Lựa chọ tuyến xe 20A Cầu Giấy- Phùng, Dừng tại điểm Trôi, giá vé: 7000 đồng/ lượt.

Huyện Hoài Đức nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như làng nghề tạc tượng Sơn Đồng, làng nghề dệt La Phù, làng nghề nông sản Dương Liễu, làng nghề bún bánh thôn Cao Xá Hạ.

Từ lễ hội rước "ông Lợn", du khách có thể ghé thăm:

Quán Giá: Là đền thờ chung của hai xã Yên Sở và Đắc Sở. Quán ở đây có nghĩa là nơi thờ thành hoàng làng, không phải nơi thờ tự của Đạo giáo.

Làng nghề dệt La Phù: Được biết đến là một làng nghề dệt len xuất khẩu, chủ yếu là những mặt hàng như: Khăn, mũ, áo, găng tay, bít tất...

'MỜI XEM THÊM'

doc dao le hoi ruoc ong lon lang la phu Nghẹt thở ở phiên chợ "mua may mắn"
doc dao le hoi ruoc ong lon lang la phu Về Đông Anh, đắm mình trong sắc màu truyền thống của lễ hội Cổ Loa
doc dao le hoi ruoc ong lon lang la phu Hàng nghìn người trẩy hội chùa Hương trong đêm
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.