Đón giao thừa là gì? Mấy giờ cúng giao thừa là tốt nhất?

Cúng giao thừa là một nghi thức quan trọng trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Việc xác định đúng giờ cúng giao thừa sẽ giúp gia chủ thể hiện được sự thành tâm với tổ tiên và các vị thần linh đang phù hộ độ trì cho gia đình.

Đón giao thừa là gì?

Cúng giao thừa, hay còn gọi là lễ trừ tịch, là một phong tục cực kỳ quan trọng vào ngày Tết cổ truyền của người Việt. Nghi thức này mang ý nghĩa “tống cựu nghênh tân”, tức là đánh dấu thời khắc tiễn đưa một năm cũ và chào đón năm mới thuận lợi, tràn đầy may mắn.

Bên cạnh đó, cúng giao thừa còn mang ý nghĩa tưởng nhớ công đức của cha ông và như một lời mời tổ tiên về nhà ăn Tết, tạo nên không khí sum vầy, ấm cúng của gia đình mỗi dịp đầu xuân.

Chính vì ý nghĩa văn hóa sâu sắc cũng như tầm quan trọng như vậy mà lễ cúng giao thừa luôn được người Việt chuẩn bị rất kỹ lưỡng, có thể kể đến các khâu sắm lễ vật, chuẩn bị bàn cúng, chuẩn bị văn khấn cúng, tiến hành cúng,...

Thời gian cúng giao thừa tốt nhất năm Quý Mão 2023

Theo các chuyên gia phong thủy, nghi lễ cúng giao thừa năm Quý Mão 2023 nên được tiến hành vào giờ Tý (vào 11h đêm) hoặc thời điểm tốt nhất là vào giờ chính Tý (0h đêm) và kết thúc thúc trước 1h sáng ngày mùng 1 Tết.

Lý giải cho khoảng thời gian này, các chuyên gia cho rằng, trước 1 giờ sáng là lúc các vị thần cũ bàn giao công việc cho vị thần mới. Chính vì vậy, gia chủ nên cúng giao thừa vào khoảng thời gian 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng để các vị thần chứng giám cho lòng thành của mình.

Ảnh: Media Mart

Những tục lệ phổ biến trong đêm cúng giao thừa

Bên cạnh lễ giao thừa, nhiều gia đình Việt vẫn giữ một số tục lệ được truyền lại từ xưa trong đêm 30 tháng Chạp, phải kể đến như:

- Mua muối: Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, điềm rủi mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa. Sau đêm giao thừa, người Việt thường mua những bịch muối nhỏ được gói trong bao giấy màu vàng, màu đỏ ở các khu phố, khu chợ.

- Đi lễ chùa, đình, đền: Việc làm này là để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này xin quẻ thẻ đầu năm.

- Xuất hành: Sau thời khắc giao thừa, nhiều người thường bắt đầu xuất hành theo hướng hợp tuổi với mong muốn gặp may mắn quanh năm.

- Hái lộc: Người Việt có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

- Xông nhà: Trường hợp gia đình có một người "dễ vía" thì người này sẽ “chịu trách nhiệm” ra ngoài từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.

Ảnh: Vườn hoa Phật giáo

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.