Đóng nút giao thông trên Nguyễn Văn Thương - Điện Biên Phủ, xe cộ muốn lên cầu Sài Gòn phải đi thế nào?

Từ 9h ngày 5/10, người đi xe máy từ đường Nguyễn Văn Thương muốn lưu thông lên cầu Sài Gòn bắt buộc phải quay đầu tại nút giao thông Hàng Xanh cách đó gần 1 km.

Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, từ 9h ngày mai (5/10), sẽ điều chỉnh phân làn đường trên cầu Sài Gòn theo hướng từ quận Bình Thạnh đi quận 2 và tổ chức giao thông lại khu vực giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ).

69710270_539162260236865_5825992484118855680_n

Cầu Sài Gòn hướng từ quận Bình Thạnh đi quận 2 sẽ dời dải phân cách biên ra phía phần đường dành cho ôtô. (Ảnh: Trường Nguyên).

Cụ thể, trên cầu Sài Gòn hướng từ quận Bình Thạnh đi quận 2 sẽ dời dải phân cách biên ra phía phần đường dành cho ôtô. Theo đó, phân chia làn đường thành 3 làn dành cho ôtô và 2 làn đường dành cho xe 2- 3 bánh.

Tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương (quận Bình Thạnh), thí điểm đóng dải phân cách tim đường Điện Biên Phủ, đồng thời chuyển đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ qua chế độ chớp vàng cảnh báo. Thời gian thí điểm diễn ra trong 10 ngày.

Đối với phần đường trên cầu vượt Hàng Xanh, sẽ thực hiện việc điều chỉnh việc phân làn đường theo phương án sau: Làn số 1 (sát dải phân cách tim cầu) dành cho các loại xe ôtô lưu thông, làn số 2 (sát lan can cầu) dành cho xe 2 - 3 bánh và xe ôtô con lưu thông.

71917243_677279382781483_2731460339668353024_n

Sở GTVT TP HCM sẽ đóng nút Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương, xe cộ muốn lên cầu Sài Gòn phải quay đầu ở ngã tư Hàng Xanh. (Ảnh: Trường Nguyên).

Do vậy, các phương tiện từ đường Nguyễn Văn Thương ra đến giao lộ, muốn đi lên cầu Sài Gòn (đi quận 2, quận 9, Thủ Đức) phải đến nút giao Hàng Xanh để thực hiện quay đầu. Các phương tiện lưu thông đường Điện Biên Phủ (hướng từ cầu Sài Gòn vào trung tâm TP) muốn lên cầu Sài Gòn (hướng đi quận 2, quận 9, Thủ Đức) thì có thể quay đầu dưới gầm cây cầu này. 

Theo lãnh đạo Sở, việc đóng nút giao này là phục vụ thi công 2 dự án là làm cầu vượt ống cấp nước 2000 tại đầu đường Nguyễn Văn Thương và thi công thoát nước trên đường Điện Biên Phủ, đoạn từ cầu Văn Thánh đến đường Nguyễn Hữu Cảnh thuộc dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Lộ trình thay thế:

Lộ trình 1 (đường Điện Biên Phủ, từ vòng xoay Nguyễn Bình Khiêm đến nút giao Hàng Xanh): Đường Điện Biên Phủ -> Nguyễn Hữu Cảnh -> Điện Biên Phủ ->Nguyễn Văn Thương -> Ung Văn Khiêm.

Lộ trình 2 (đường Điện Biên Phủ, từ nút giao Hàng Xanh): Đường Điện Biên Phủ -> Nguyễn Hữu Cảnh -> Giao lộ Ung Văn Khiêm -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Văn Thương.

Lộ trình 3 (đường Xa lộ Hà Nội, đường Nguyễn Gia Trí): Đường Điện Biên Phủ -> Nút giao Hàng Xanh -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Văn Thương.

Lộ trình 4 (đường D1 nối dài): đường D1 nối dài -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Hữu Cảnh -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Hữu Cảnh -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Văn Thương.

Lộ trình 5 (đường Nguyễn Văn Thương): đường Nguyễn Văn Thương -> Điện Biên Phủ -> Nút giao Hàng Xanh -> Điện Biên Phủ -> D1 nối dài -> Nguyễn Hữu Cảnh.

Lộ trình 6 (đường Nguyễn Hữu Cảnh): đường Nguyễn Hữu Cảnh -> Điện Biên Phủ -> nút giao Hàng Xanh.

Lộ trình 7 (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoạn từ cầu Kinh Thanh Đa đến giao lộ Ung Văn Khiêm): Xô Viết Nghệ Tĩnh -> Ung Văn Khiêm -> Nguyễn Văn Thương -> Điện Biên Phủ -> nút giao Hàng Xanh.

Lộ trình 8 (đường Ung Văn Khiêm): Ung Văn Khiêm -> Nguyễn Văn Thương -> Điện Biên Phủ -> nút giao Hàng Xanh.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.