Dự báo giá heo hơi ngày 1/4: Tiếp đà đi ngang tại các tỉnh, thành?

Giá heo hơi hôm nay (31/3) lặng sóng ở cả ba miền. Mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi đã xuất hiện ngày càng nhiều tại các địa phương trong nước và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Giá heo hơi hôm nay đi ngang trên cả nước

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đi ngang trên diện rộng. Cụ thể, 50.000 đồng/kg là mức giao dịch cao nhất khu vực đang được chứng kiến tại các địa phương bao gồm Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang. Các địa phương khác đang thu mua heo hơi với giá trong khoảng 48.000 - 49.000 đồng/kg.

Tương tự, giá heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên lặng sóng. Theo đó, heo hơi tại các địa phương bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi vấn được thu mua với giá 48.000 đồng/kg. Các địa phương bao gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận đang giao dịch heo hơi ở mức 49.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại duy trì thu mua với giá từ 50.000 đồng/kg đến 51.000 đồng/kg. 

Thị trường heo hơi tại miền Nam không có biến động mới. Trong đó, mức giao dịch cao nhất khu vực là 52.000 đồng/kg vẫn được chứng kiến tại tỉnh Cà Mau và TP Vũng Tàu. Thương lái tại các tỉnh bao gồm Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Kiên Giang duy trì giao dịch heo hơi ở mức 51.000 đồng/kg. 50.000 đồng/kg là giá thu mua được chứng kiến tại các tỉnh, thành còn lại.

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tiếp tục đi ngang vào ngày mai do thị trường đang chững lại.

Ảnh minh họa: Anh Thư

Phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn

Phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) chính là triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, nuôi thủy sản, lâm nghiệp. 

Hiện các mô hình KTTH trong ngành chăn nuôi đã xuất hiện ngày càng nhiều tại các địa phương trong nước và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, đặc biệt nó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Điển hình như mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm an toàn sinh học theo chu trình khép kín, chất thải trong trại nuôi được thu gom, xử lý để sản xuất khí đốt, điện và phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt, hay mô hình nuôi thủy sản với công nghệ tuần hoàn nước…

Tuy nhiên, KTTH trong lĩnh vực chăn nuôi và nông nghiệp nói chung ở nước ta được đánh giá chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng. Tỷ lệ thu gom và tái chế phụ phẩm còn thấp do còn gặp các khó khăn, theo báo Cần Thơ

Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Tỉnh Đồng Nai có đàn gia súc gia cầm rất lớn và thời gian qua tỉnh đã quan tâm áp dụng nhiều mô hình KTTH trong chăn nuôi. Trong đó, tỉnh đã sử dụng chất thải chăn nuôi để sản xuất trên 2 triệu tấn phân hữu cơ/năm. 

Tỉnh cũng phát triển các mô hình sử dụng phụ phẩm và chất thải chăn nuôi để nuôi trùng quế hay ruồi lính đen, làm biogas… giúp tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Dù vậy, phát triển KTTH trong chăn nuôi vẫn còn gặp các khó khăn, trở ngại liên quan đến vấn đề nhận thức và khả năng tài chính, về hành lang pháp lý, cũng như người dân còn hạn chế về khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ để phát triển mô hình…”. 

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường hôm nay.

chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...