Dự báo giá heo hơi ngày 23/7: Thị trường sẽ tiếp tục biến động trái chiều trong thời gian tới?

Giá heo hơi hôm nay (22/7) điều chỉnh 1.000 - 5.000 đồng/kg ở một vài địa phương trên cả nước. Đối mặt với những thách thức lớn từ dịch COVID-19, ngành nông nghiệp, chăn nuôi TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời.

Giá heo hơi hôm nay quay đầu tăng trở lại tại miền Bắc

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

Thị trường heo hơi miền Bắc ghi nhận điều chỉnh tăng ở một số tỉnh thành trong khu vực. Cụ thể, Hưng Yên, Hà Nam và Yên Bái cùng tăng 1.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi lần lượt lên 56.000 đồng/kg, 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg. Sau khi tăng 2.000 đồng/kg trong hôm nay, Bắc Giang và Vĩnh Phúc hiện giao dịch trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg.

Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay tương đối ổn định. Một vài nơi tiếp tục neo tại mốc 58.000 đồng/kg, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Mức giá thu mua cao nhất là 61.000 đồng/kg, được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam. Riêng tỉnh Quảng Trị là địa phương duy nhất giảm 5.000 đồng/kg, hiện thu mua với giá 59.000 đồng/kg. 

Tại miền Nam, giá heo hơi giảm trong khoảng 2.000 - 5.000 đồng/kg. Theo đó, hai tỉnh Sóc Trăng và Bình Phước lần lượt giảm 2.000 đồng/kg và 5.000 đồng/kg, hiện giao dịch chung mốc 52.000 đồng/kg. Tương tự, Đồng Tháp đang thu mua heo hơi ở mức 56.000 đồng/kg sau khi giảm 4.000 đồng/kg trong hôm nay. Các tỉnh thành còn lại không thay đổi giá so với hôm qua.

Dự báo giá heo hơi ngày 23/7: Thị trường sẽ tiếp tục biến động trái chiều trong thời gian tới? - Ảnh 1.

Nguồn: thepigsite

Hà Nội duy trì sản xuất nông nghiệp ổn định giữa đại dịch

Đối mặt với những thách thức lớn từ dịch COVID-19, ngành nông nghiệp Hà Nội đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, qua đó duy trì đà tăng trưởng, theo báo Kinh tế & Đô thị.

Hiện nay, các vùng chăn nuôi trên địa bàn TP Hà Nội vẫn đang duy trì sản xuất ổn định. Nhiều hộ chăn nuôi chia sẻ, giai đoạn hiện nay dù gặp khó khăn không nhỏ về đầu ra của sản phẩm cũng như chi phí thức ăn chăn nuôi tăng nhưng vẫn cố gắng duy trì sản xuất để không bỏ trống trang trại và ổn định nguồn cung ra thị trường.

Dịch COVID-19 cũng khiến ngành nông nghiệp đối diện vô vàn thách thức. Trong đó có sự khan hiếm và tăng giá của hầu hết các nguyên liệu đầu vào, giá phân bón tăng cao, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,... Nhưng nhờ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp Thủ đô đã vượt lên những khó khăn, tiếp tục duy trì, phát triển với 141 chuỗi sản xuất, trong đó có 56 chuỗi sản phẩm động vật.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.