Dự báo giá heo hơi ngày 31/7: Nhiều địa phương sẽ tiếp tục giảm giá?

Giá heo hơi hôm nay (30/7) giảm nhẹ tại một số địa phương, song nhìn chung đi ngang trên diện rộng. Ngành chăn nuôi gặp khó trong vận chuyển, tiêu thụ nông sản, con giống, thức ăn chăn nuôi do dịch COVID-19.

Giá heo hơi hôm nay chững lại tại nhiều nơi, nhất là miền Nam

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

Giá heo hơi tại miền Bắc đang giao dịch quanh mức trung bình là 55.000 đồng/kg. Hiện tại, ngưỡng giao dịch cao nhất là 56.000 đồng/kg có mặt tại tỉnh Thái Bình. Theo sau là Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Ninh Bình với giá 55.000 đồng/kg, khi giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua.

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một số địa phương. Theo đó, Thanh Hóa hiện ghi nhận mức 55.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm trước. Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, Quảng Bình điều chỉnh về mốc 53.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Thị trường heo hơi khu vực miền Nam chững giá tại tất cả địa phương trong hôm nay. Các tỉnh thành như Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu và Sóc Trăng duy trì giao dịch tại mốc 52.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg hiện có mặt tại tỉnh Đồng Tháp. Các địa phương còn lại đều đang thu mua quanh mốc 53.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 31/7: Nhiều địa phương sẽ tiếp tục giảm giá? - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Chăn nuôi trì trệ vì chưa thống nhất các quy định phòng dịch

Nằm trong tác động tiêu cực chung của đại dịch COVID-19, hiện ngành sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi còn phải chịu thêm những khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ nông sản, con giống, thức ăn chăn nuôi,... khiến nguy cơ “trắng tay” của người nông dân đang dần hiện hữu, theo báo Công Luận.

Không chỉ người nông dân, các hộ nông dân gặp khó khăn mà nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như ngồi trên đống lửa không chỉ trước những khó khăn của đại dịch COVID-19 mà còn bởi những vướng mắc trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở các địa phương.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên cho biết, quy định "luồng xanh" gần như "đánh úp" đơn vị. Doanh nghiệp chỉ hiểu “luồng xanh” để cho phương tiện di chuyển được nhanh chóng chứ không phải là điều kiện cần và chỉ nghĩ lái xe có kết quả xét nghiệm âm tính và chứng nhận hàng hoá thiết yếu sẽ đi được nhưng thực tế thì không phải.

Đặc biệt, nhiều địa phương tại các tỉnh thành phía Nam đang vào vụ thu hoạch nhiều mặt hàng nông sản nhưng cũng đang phải chịu những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Nếu những khó khăn, vướng mắc không được giải quyết sẽ dẫn tới nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, người nông dân và các doanh nghiệp sẽ rơi vào bước đường cùng.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.