Dự báo giá vàng 14/8: Sẽ tăng trở lại vào phiên cuối tuần?

Giá vàng SJC hôm nay ngày 13/8 liên tục đứng yên từ đầu phiên đến cuối phiên. Trong khi trên thị trường thế giới, giá vàng tăng do những lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 và đồng USD suy yếu.

Giá vàng SJC vẫn “lặng sóng”

Xem thêm: Dự báo giá vàng 17/8

Chốt phiên ngày 13/8, giá vàng trong nước tiếp tục giữ đà ổn định tại hầu hết các hệ thống cửa hàng kinh doanh được khảo sát vào lúc 18h25.    

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC vẫn niêm yết với mức giá 56,40 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 57,10 - 57,12 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tại Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ, giá vàng SJC cùng ở mức 56,40 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào, còn chiều bán ra lần lượt ở mức 57,40 triệu đồng/lượng và 57,10 triệu đồng/lượng.

Và tại Tập đoàn Doji, vàng SJC tiếp tục giữ ổn định ở mức 56,15 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 57,70 triệu đồng/lượng ở chiều bán so với giá đầu phiên sáng.

 

Chốt phiên ngày 13/8

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

56,40

57,12

-

-

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

56,40

57,10

-

-

Tập đoàn Doji

56,15

57,70

-

-

Tập đoàn Phú Quý

56,40

57,40

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

56,40

57,10

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,40

57,10

-

-

Bảo Tín Minh Châu

56,90

57,52

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 18h25. (Tổng hợp: Du Y)

Dự báo giá vàng ngày 14/8

Trong phiên giao dịch chiều 13/8, giá vàng giao ngay tăng 0,36% lên 1.760 USD/ounce vào lúc 18h15 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,57% lên 1.761 USD/ounce.

Theo Reuters, giá vàng tăng trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Sáu (13/8) do những lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 và đồng USD suy yếu, nhưng vàng vẫn trong đà ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp. 

Vào tuần trước, vàng đã giảm 0,4% chủ yếu sụt giảm mạnh trong phiên ngày thứ Hai (9/8), sau khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố, đưa đến khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ông Michael Langford, giám đốc công ty cố vấn AirGuide, cho biết: “Sự gián đoạn do COVID-19 vẫn xảy ra đang làm tăng khả năng các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ tiếp tục cung cấp các biện pháp kích thích, dẫn đến lạm phát và giá vàng cao hơn trong dài hạn.”

"Trong ngắn hạn, giá vàng có thể nằm trong khoảng 1.750 - 1.800 USD", ông Michael Langford nói thêm. 

Cũng trong phiên này, các thị trường chứng khoán châu Á giảm khi số ca nhiễm biến thể Delta đang gia tăng ở một số quốc gia trong khu vực.

Theo Fitch Solutions cho biết áp lực lạm phát chỉ là tạm thời và vàng sẽ có xu hướng giảm trong vòng từ 6 đến 12 tháng tới do kỳ vọng lợi suất trái phiếu tăng, khi nền kinh tế vẫn tiếp tục phục hồi và lạm phát giảm.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, giảm 0,14% xuống 92,912. 

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,7% lên 23,32 USD/ounce, nhưng giảm khoảng 4% trong tuần. Giá bạch kim tăng 0,1% lên 1.019,64 USD và hướng tới một tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 6. Giá palladium ổn định ở mức 2.624,81 USD.

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (22.930 đồng), giá vàng thế giới tương đương 48,62 triệu đồng/lượng, thấp hơn 9,08 triệu đồng/lượng so với mức vàng trong nước.

Giá vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới. Vì vậy, giá vàng SJC có thể tăng trở lại trong phiên sáng mai (14/8).

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.